|
Những cuộc tấn công của dân chúng nhằm vào người Mỹ liên tục xảy ra tại Iraq |
Cũng từng đó số người Mỹ cho rằng, Mỹ sẽ tiếp tục sa lầy tại Iraq trong nhiều năm nữa. Đó là kết quả của cuộc thăm dò dư luận của tạp chí uy tín Newsweek công bố hôm 23/8. Thăm dò cũng cho thấy, mức tín nhiệm của Tổng thống Bush đã giảm đi trông thấy.
Cứ 10 được hỏi lại có 6 người lo ngại rằng, Mỹ sẽ phải tăng quân số để đối phó với mối đe doạ khác gia tăng ngoài lãnh thổ Iraq. Và 7 trong 10 người cho rằng, chi phí chiến tranh sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và làm tổn hại tới nền kinh tế (chi phí hiện nay là 1 tỷ USD/ tuần).
Cuộc thăm dò dư luận thu thập ý kiến của 1.011 người, được thực hiện trong 2 ngày thứ năm và thứ sáu, ngày sau vụ đánh bom liều chết nhằm vào trụ sở Liên hợp quốc tại Baghdad, giết chết đặc phái viên cao cấp của LHQ và ít nhất 22 người khác.
Ngày càng có nhiều cuộc tấn công du kích nhằm vào lính Mỹ và Anh với thương vong ngày càng lớn. Các con số thống kê quân sự cho thấy, 135 lính Mỹ đã chết tại Iraq kể từ ngày 1/5, khi ông Bush vội vã tuyên bố chiến dịch lớn đã kết thúc tại quốc gia Vùng Vịnh. Hôm qua, vừa có thêm 3 binh sĩ Anh thiệt mạng trong một cuộc phục kích tại thành phố miền nam Basra.
Cảm giác của người dân Mỹ về những gì đang diễn ra ở Iraq là rất khác nhau. Khoảng 48% cho rằng, Mỹ nên rút quân ra khỏi quốc gia Trung Đông nhằm tránh thương vong; trong khi 47% cho rằng quân đội nên tiếp tục ở lại.
Tỉ lệ ủng hộ hành động quân sự của Mỹ là khoảng 61%, giảm 7% so với cuộc trưng cầu tương tự vào cuối tháng 7.
Khoảng 72% số người được hỏi cho biết, họ ủng hộ việc Mỹ chuyển giao quyền tái thiết Iraq cho LHQ. Pháp, Nga, Ấn Độ và nhiều nước khác đã từ chối gửi quân sang Iraq nếu quyền chỉ huy lực lượng gìn giữ hoà bình đa quốc gia không được chuyển giao cho LHQ.
Thăm dò cũng cho thấy, số người ủng hộ cách đối phó của ông Bush đối với tình hình tại Iraq hiện chỉ còn 54%, giảm 4% so với cuối tháng 7.
Và một điều đáng chú ý: lần đầu tiên trong một cuộc thăm dò của Newsweek, tỉ lệ người không muốn ông Bush tái đắc cử nhiều hơn tỉ lệ người dự định bỏ phiếu cho đương kim tổng thống (49% so với 44%).
(Lam Sơn - Theo AP, Newsweek)
|