Liberia:
Chính phủ và phe đối lập ký thoả thuận hoà bình
06:51' 19/08/2003 (GMT+7)

Đại diện Chính phủ Liberia và 2 phong trào đối lập chính đã gặp nhau hôm qua (18/8) tại Ghana và ký vào bản thoả thuận hoà bình, chấm dứt 14 năm xung đột, mở ra một thời kỳ mới cho quốc gia Tây Phi nghèo đói này. Tại Thủ đô Monrovia, siêu thị và cửa hàng mở cửa trở lại sau nhiều ngày ngừng phục vụ, trong khi người dân vẫn không dám ra khỏi nhà vì chưa kịp quen với cảm giác hoà bình.

Cựu Tổng thống Charles Taylor

Thoả thuận kêu gọi thành lập một chính phủ lâm thời chia sẻ quyền lực tồn tại trong vòng 2 năm trước khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra. Theo đó, cả 3 bên nhất trí sẽ không giành giật những vị trí quyền lực cao nhất trong chính phủ lâm thời, các vị trí này sẽ được chuyển giao cho lực lượng dân sự.

"Tôi tin tưởng rằng với thoả thuận này, Liberia sẽ không còn rơi vào vòng xoáy bạo lực vì tranh giành quyền lực hoặc giả vờ giải phóng nhân dân. Từ nay, Liberia không cần người giải phóng nữa mà cần người xây dựng và phát triển đất nước," Tướng về hưu người Nigeria Abdulsalami Abubakar, trưởng phái đoàn hoà giải và kiến tạo lễ ký kết, tuyên bố.

Cùng chứng kiến lễ ký có Tổng thống nước chủ nhà Ghana John Kufuor, đại diện  Liên hiệp quốc, Cộng đồng châu Âu và Liên hiệp châu Phi. Mỹ cũng cử một phái đoàn hùng hậu theo dõi sự kiện này.

Tin tức về lễ ký kết truyền về Monrovia trong đêm tối, khi người dân thủ đô, như thường lệ, đang cố thủ trong nhà do sợ bị các tay súng tấn công. Rất ít gia đình có điện hoặc pin để nghe tin hoặc thậm chí thắp sáng.

Thoả thuận hoà bình được ký kết đúng một tuần sau khi Charles Taylor, tổng thống dân cử đầu tiên của Liberia, từ chức và tị nạn chính trị ở Nigeria dưới sức ép của phe đối lập và cộng đồng quốc tế.

Taylor đưa đất nước Liberia một thời thịnh vượng đi vào cảnh suy tàn, nồi da xáo thịt năm từ 1989. 7 năm nội chiến liên miên mà ông ta là thủ lĩnh phe nổi dậy đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 150.000 người và tàn phá cả đất nước này. Lên làm tổng thống năm 1997 sau cuộc bầu cử mà người dân Liberia hầu như không có lựa chọn nào khác, Taylor lại phải đối mặt với sự chống phá của phe đối lập với 2 đại diện chính là Phong trào Thống nhất Liberia vì sự Hoà giải và Dân chủ (LURD) và Phong trào Dân chủ ở Liberia (MODEL).

(Tiến Dũng - Theo AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Bin Laden và Mullah Omar vẫn còn sống" (19/08/2003)
CHDCND Triều Tiên không từ bỏ ''vũ khí hạt nhân đánh chặn'' (18/08/2003)
Anh trục xuất nhà ngoại giao Ảrập vì tội hối lộ (18/08/2003)
Tổng thống Colombia bị ám sát... hụt (18/08/2003)
Đài Loan đặt cọc mua 8 tàu ngầm của Mỹ (18/08/2003)
Lính Mỹ bắn chết phóng viên Reuters (18/08/2003)
Báo chí Iraq bùng nổ: Tự do hay hỗn loạn? (18/08/2003)
Mỹ sẽ đối mặt với 11/9 lần hai? (18/08/2003)
Con trai Lý Quang Diệu sẽ trở thành Thủ tướng Singapore (18/08/2003)
Mỹ - Hàn Quốc tiến hành tập trận chung (03/11/2003)
Nhật Bản dự định phóng 17 vệ tinh giám sát trái đất (18/08/2003)
Bắc Mỹ: Mất điện "bắt nguồn từ Ohio" (18/08/2003)
Làn sóng phá hoại lan rộng tại Iraq (18/08/2003)
Giao tranh ở miền Nam Afghanistan, 22 người chết (18/08/2003)
Palestine - Israel: Đàm phán an ninh thất bại (18/08/2003)
Tro ve dau trang