Chi phí hậu chiến Iraq có thể tới 600 tỉ USD
09:49' 13/08/2003 (GMT+7)
Lính Mỹ thuộc Tiểu đoàn Cơ giới 588 trong cuộc tấn công vào làng Ain Lalin sáng sớm hôm 11/8.

Theo ước tính của một số nhà phân tích, chi phí của Mỹ cho việc tái thiết  và duy trì an ninh tại Iraq có thể sẽ vượt mức chi phí cho chiến tranh và lên tới 600 tỉ USD. Song chính quyền của Tổng thống Bush vẫn chưa đưa ra con số chính xác.

Cho tới nay, chính quyền ông Bush chỉ cung cấp những chi tiết mơ hồ về chi phí tại Iraq, giải thích rằng có quá nhiều thứ không thể đoán trước được. Điều này đã gây ra sự phẫn nộ đối với các nghị sĩ của cả hai đảng, những người đang dự chi ngân sách cho năm bầu cử sắp tới trong bối cảnh thâm hụt liên bang đã lên tới con số 500 tỉ USD. Nghị sĩ Jim Kolbe, Chủ tịch Tiểu ban Phân bổ ngân sách Hạ viện - phụ trách viện trợ nước ngoài nói: "Tôi nghĩ họ sợ khi phải nghe Quốc hội nói câu ''Ôi Chúa, cái này sẽ rất tốn kém đây''.

Thông tin rõ ràng nhất về chi phí hậu chiến tranh Iraq được đưa ra khi Tổng điều hành Mỹ tại Iraq - ông L. Paul Bremer tháng trước cho biết: "Để giúp đất nước này sống lại, có thể phải chi tới 100 tỉ USD và phải mất 3 năm để làm việc này". Ông Bremer ước tính rằng riêng việc sửa lại hệ thống điện sẽ cần tới 13 tỉ USD, và khôi phục lại hệ thống nước tại đây cũng sẽ mất thêm 16 tỉ USD. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNBC, ông Bremer nói: "Chi phí tái thiết Iraq rất có thể lên đến 50 - 60 tỉ USD, cũng có thể 100 tỉ USD. Đó là một khoản tiền lớn". 

Một thực tế là đã hơn 3 tháng kể từ sau khi Tổng thống Bush tuyên bố chấm dứt các chiến dịch tấn công Iraq, nhưng người ta vẫn chưa được biết chính xác chi phí của Mỹ cho chiến dịch này. Các quan chức Bộ Quốc phòng cho biết, chiến dịch của Mỹ mỗi tháng tiêu tốn tới 3,9 tỉ USD. Tuy nhiên, số liệu này không bao gồm những khoản chi gián tiếp như thay thế trang thiết bị hư hại và bổ sung đạn dược trong cuộc chiến. Quan chức hàng đầu về ngân sách Lầu Năm Góc - ông Dov Zakheim cho biết, khi cộng tất cả các khoản chi trong vòng 9 tháng (từ tháng 1-9), có thể các hoạt động quân sự của Mỹ tại Iraq sẽ lên tới mức 58 tỉ USD.

Tuy nhiên, đây là số tiền Quốc hội dành cho các hoạt động của Bộ Quốc Phòng trong năm nay, không chỉ riêng ở Iraq mà cho toàn bộ hoạt động chống khủng bố trên thế giới, bao gồm cả Afghanistan, nơi quân đội Mỹ vẫn phải chi tới 1 tỉ USD một tháng.

Trong một báo cáo đưa ra tháng trước, Văn phòng Ngân sách Quốc hội hoạt động độc lập chỉ rõ rằng chi phí của Lầu Năm Góc tại Afghanistan và Iraq cộng với chi phí vào các hoạt động quân sự khác chống khủng bố trên toàn cầu có thể đạt 59 tỉ USD vào năm tới.

Trong buổi trả lời phỏng vấn hôm thứ 6 (8/8), Tổng thống Bush nói: "Điều cần thiết là phải có một chiến lược tổng thể và chúng tôi cam kết sẽ sử dụng bất cứ biện pháp cần thiết nào nhằm đạt được chiến lược đó". Ông nói thêm rằng, báo cáo chính xác về chi phí sẽ được đưa ra "vào một thời gian thích hợp trong năm tới".

Các tổ chức tư nhân cũng đã đưa ra những ước tính về chi phí hậu chiến tranh Iraq. Tác giả Lael Brainard và Michael O'Hanlon thuộc Viện Brookings nói trong một bài báo đăng trên tạp chí Financial Times rằng, chi phí quân sự và tái thiết có thể lên tới 300-450 tỉ USD.

(Huyền Trang - Theo AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thành viên HĐBA LHQ họp về Iraq (13/08/2003)
Chiến thuật chiêu quân mới của Nhật Bản (13/08/2003)
Ấn Độ đã tìm thấy xác chiếc trực thăng rơi tại biển Ảrập (13/08/2003)
Mỹ phát hiện âm mưu khủng bố bằng tên lửa (13/08/2003)
Vẫn chưa có hoà bình ở Liberia (13/08/2003)
Hai phi công Mỹ chết do đâm máy bay tại Hàn Quốc (12/08/2003)
Israel: 2 vụ nổ trong 1 ngày (12/08/2003)
Nhật Bản sắp lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa (12/08/2003)
Vụ Kelly có thể ảnh hưởng tới Chính phủ Anh và hãng BBC? (12/08/2003)
Pháp: Ít nhất 50 người chết vì nóng (12/08/2003)
Nổ hầm mỏ tại Trung Quốc, 28 người thiệt mạng (12/08/2003)
''Mỹ, Anh và Libya tiến gần tới thoả thuận về Lockerbie'' (12/08/2003)
Mỹ lùng sục người trung thành với Saddam Hussein (12/08/2003)
Thủ lĩnh JI trấn an tinh thần chiến binh Hồi giáo (12/08/2003)
Nỗi kinh hoàng của các phiên dịch cho lính Mỹ tại Iraq (12/08/2003)
Tro ve dau trang