Mỹ chưa chuyển quyền an ninh cho người Iraq
16:00' 11/08/2003 (GMT+7)
Biểu tình tại Basra

Quan chức Mỹ đứng đầu chính quyền lâm thời Iraq, ông Paul Bremer vừa khẳng định quân đội Mỹ sẽ chưa chuyển giao các vấn đề an ninh cho Hội đồng điều hành Iraq (IGC) khi mà các cuộc tấn công nhằm vào liên quân vẫn tiếp diễn. Theo đó, quân đội Mỹ sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề an ninh tại Iraq cho tới khi một chính quyền độc lập của Iraq được thành lập.

Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Al-Jazeera, ông Bremer cho biết thêm, quân Mỹ có thể chuyển một phần trách nhiệm cho cảnh sát Iraq cũng như lực lượng tại đây với hy vọng chia sẻ bớt gánh nặng hiện có. Tiếp đó, quan chức Mỹ này cũng lên tiếng phủ nhận tình hình Iraq đang ngày càng tồi tệ. Hơn nữa, an ninh còn tốt hơn so với trước kia, hầu hết các khu vực ở Iraq đều an toàn, mọi cuộc tấn công nhằm vào lính Mỹ chỉ xảy ra ở phía bắc quốc gia này, ông Bremer nói.

Những tuyên bố trên của người đứng đầu chính quyền lâm thời Iraq Paul Bremer được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Bush khẳng định chắc nịch rằng, Iraq hiện nay ''an toàn hơn rất nhiều so với thời gian trước chiến tranh''. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Bush tuyên bố chấm dứt các chiến dịch quân sự tại Iraq hôm 1/5, đã có 56 lính Mỹ thiệt mạng do những kẻ tấn công tự gọi là ''lực lượng kháng chiến''.

Vấn đề chuyển giao nghĩa vụ an ninh càng được các bên liên quan tập trung thảo luận sau vụ đánh bom Đại sứ quán Jordan diễn ra tại Baghdad vào tuần trước khiến 17 người Iraq thiệt mạng và hơn 60 người khác bị thương.

An ninh thực sự chưa ổn định

Tính đến hôm nay (11/8) tình hình mất ổn định tại Basra, thành phố lớn thứ 2 tại Iraq, mới giảm bớt phần nào khi quân Anh cung cấp điện và giám sát việc chia khí đốt cho người dân tại một số nơi trong thành phố. Trước đó hai ngày, tại thành phố cảng cách Baghdad 560 km, các cuộc biểu tình, những hành động quá khích diễn ra lan tràn. Hàng trăm người Iraq đã đổ xuống đường, tấn công các phương tiện, đốt lốp xe vì thành phố thiếu hụt trầm trọng năng lượng và điện. 

Theo một phát ngôn viên quân đội, một người Iraq đã thiệt mạng, nhiều người khác bị thương, một bảo vệ người Nepal hợp tác với liên minh bị giết trong vụ đột kích tại trung tâm Basra.

Vài tháng nay, các vụ bạo động tại Basrah hầu như ít diễn ra kể từ khi quân Anh có mặt ở đây. Tuy nhiên, biểu tình bùng phát là do người dân địa phương quá thất vọng trước việc liên quân quá chậm trễ phục hồi các nhu cầu cơ bản. Trong khi đó, lính Anh tại thành phố này đổ lỗi mọi việc không tiến triển nhanh là do tình trạng cướp bóc làm cản trở nỗ lực của họ.

Trái ngược với việc lính Mỹ phải đương đầu với những kẻ giấu mặt, quân Anh lại đối mặt với dân thường. Họ thường phải bắn cảnh cáo nhằm ổn định trật tự.

Chiến binh Hồi giáo ra lời đe doạ

Theo kênh truyền hình Al Jazeera, 4 chiến binh Hồi giáo thuộc một nhóm gọi là ''Kháng cự Iraq'' vừa ra lời đe doạ ''sẽ biến Baghdad thành mồ chôn quân xâm lược''. Và rằng: ''Mảnh đất này là của người Iraq, những kẻ xâm lược là kẻ thù của Thánh Allah, theo tiếng gọi tôn giáo chúng tôi phải phát động cuộc thánh chiến''. Các nhân vật này cho biết, họ không hề có liên quan nào tới chế độ cũ.

(Hoài Linh - Theo Tân Hoa xã, Reuters)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
NATO sẽ tiếp quản ISAF (11/08/2003)
Tổng thống Liberia chỉ trích Mỹ trong diễn văn chia tay (11/08/2003)
Việc hồi hương người Iraq tị nạn bị hoãn (11/08/2003)
100.000 người biểu tình chống toàn cầu hoá ở Pháp (11/08/2003)
Ấn Độ - Pakistan đối thoại hoà bình lần đầu tiên (11/08/2003)
Nga tổ chức họp trù bị về CHDCND Triều Tiên (11/08/2003)
Jemaah Islamiah - Nỗi ám ảnh của khu vực Đông Nam Á (11/08/2003)
Ít nhất 80 ứng cử viên tranh cử Thống đốc California (10/08/2003)
Bạo loạn tại Barsa, 7 lính Anh bị thương (10/08/2003)
Mỹ coi phiến quân Chechnya là mối đe doạ an ninh (09/08/2003)
Bom nổ tại Colombia, 5 người chết (09/08/2003)
Mỹ lo ngại có thêm các vụ tấn công khủng bố tại Indonesia (09/08/2003)
Nhật Bản cân nhắc việc xây dựng vũ khí hạt nhân (09/08/2003)
Bạo lực bùng nổ tại Bờ Tây, nam Lebanon (09/08/2003)
Trung Quốc nới tay với người lao động di cư (09/08/2003)
Tro ve dau trang