NATO sẽ tiếp quản ISAF
14:48' 11/08/2003 (GMT+7)

Binh sĩ ISAF tại Afghanistan

Khối NATO sẽ tiếp quản vai trò chỉ huy Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế tại Afghanistan ISAF từ Đức và Hà Lan – hai nước đã đồng lãnh đạo lực lượng này kể từ hồi tháng hai.

Với vai trò mới này tại Afghanistan, NATO lần đầu tiên đã mở rộng hoạt động của mình ra khỏi các khu vực ''truyền thống'' ở châu Âu và Bắc Mỹ. Thời hạn tiếp quản ISAF lần này của NATO là vô hạn định. Như vậy, quy chế thay đổi quốc gia lãnh đạo lực lượng này cứ sáu tháng một lần sẽ bị huỷ bỏ.

Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Phó Tổng thứ ký NATO Alessandro Minuto Rizzo dự kiến sẽ tham gia buổi lễ chuyển giao. Các quan chức NATO cho hay, sự chuyển giao lần này thể hiện tính liên tục trong quá trình bảo vệ an ninh tại Kabul, và bảo vệ chính phủ được cộng đồng quốc tế công nhận của Tổng thống Karzai.

Phát ngôn viên NATO đánh giá, thời hạn lãnh đạo không hạn chế sẽ đem lại sự liên tục trong hệ thống lãnh đạo của ISAF, và cho phép họ có cái nhìn lâu dài hơn về các vấn đề an ninh của Kabul. Lực lượng gìn giữ hoà bình ISAF hiện có khoảng 5.000 binh sĩ từ 31 quốc gia, phần lớn là các nước thành viên NATO.

Hiện, nhu cầu ISAF mở rộng phạm vi hoạt động ngày càng cấp thiết. Dưới sự chỉ đạo của LHQ, lực lượng gìn giữ hoà bình này chủ yếu chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại Thủ đô Kabul và các khu vực phụ cận.

Đối với NATO, sự tham gia vào quá trình gìn giữ an ninh tại Afghanistan làn này được coi như một phần trong kế hoạch điều chỉnh thích nghi với ''thế giới hậu chiến tranh lạnh''.

(Trần Kiên - Theo BBC)

 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Tổng thống Liberia chỉ trích Mỹ trong diễn văn chia tay (11/08/2003)
Việc hồi hương người Iraq tị nạn bị hoãn (11/08/2003)
100.000 người biểu tình chống toàn cầu hoá ở Pháp (11/08/2003)
Ấn Độ - Pakistan đối thoại hoà bình lần đầu tiên (11/08/2003)
Nga tổ chức họp trù bị về CHDCND Triều Tiên (11/08/2003)
Jemaah Islamiah - Nỗi ám ảnh của khu vực Đông Nam Á (11/08/2003)
Ít nhất 80 ứng cử viên tranh cử Thống đốc California (10/08/2003)
Bạo loạn tại Barsa, 7 lính Anh bị thương (10/08/2003)
Mỹ coi phiến quân Chechnya là mối đe doạ an ninh (09/08/2003)
Bom nổ tại Colombia, 5 người chết (09/08/2003)
Mỹ lo ngại có thêm các vụ tấn công khủng bố tại Indonesia (09/08/2003)
Nhật Bản cân nhắc việc xây dựng vũ khí hạt nhân (09/08/2003)
Bạo lực bùng nổ tại Bờ Tây, nam Lebanon (09/08/2003)
Trung Quốc nới tay với người lao động di cư (09/08/2003)
Hai đảng lớn tại Campuchia phủ nhận kết quả bầu cử (09/08/2003)
Tro ve dau trang