Bạo loạn tại Barsa, 7 lính Anh bị thương
22:32' 10/08/2003 (GMT+7)
Người Iraq phẫn nộ vì tình trạng thiếu nhiên liệu và điện sinh hoạt.

Lính Anh vừa phải đối mặt với cuộc tấn công của những người dân thường Iraq tại thành phố lớn thứ hai của nước này là Barsa do phẫn nộ vì tình trạng thiếu nhiên liệu đốt và điện sinh hoạt. Quân đội Anh xác nhận 7 binh lính bị thương và đã được đưa vào bệnh viện.

Theo lời các nhân chứng, cuộc bạo động diễn ra sau khi một quả lựu đạn được ném vào một chiếc xe vận tải quân đội Anh gần trạm xăng, nơi những người Iraq đang phải đứng xếp hàng mua nhiên liệu trong tâm trạng chán chường. Ngay sau khi chiếc xe tải bị trúng lựu đạn và bốc cháy, 4 xe bọc thép và 3 xe jeep của quân đôi Anh đã được phái đến để cách ly khu vực này. Lính Anh đã nổ súng lên trời để giải tán đám đông và sau đó bắn đạn cao su làm bị thương ít nhất 4 thường dân Iraq trong đó có một trẻ em.

Số người phẫn nộ càng lúc càng đông lên tới hơn 2.000 người và la hét về tình trạng thiếu xăng trong thành phố. Những người phản đối ném đá và đốt lốp xe trên các đường phố chính tại Barsa. Họ tức giận trước thực tế phải đứng hàng giờ xếp hàng trong khi đất nước này có nguồn dự trữ dầu lớn thứ hai thế giới. Abdul Karim al-Mussawi, một công nhân xây dựng 45 tuổi nói: "Không có nhiên liệu và tình trạng của chúng tôi đang rất tồi tệ". Những người phản đối cũng buộc tội người Kuwait buôn lậu dầu của Iraq với giá rẻ. Được biết tình hình đã lắng dịu khi màn đêm buông xuống.

Một phát ngôn viên quân đội Anh thừa nhận cuộc bạo động này là do tâm trạng thất vọng, chán nản vi tình trạng thiếu nhiên liệu và điện sinh hoạt do các máy phát điện đã hỏng. Tuy nhiên, phát ngôn viên cho lực lượng liên quân tại miền Nam phủ nhận thông tin cuộc bạo động nhằm vào người Anh.

Lính Anh đứng cạnh những lốp xe bị đốt cháy trên đường phố Barsa.

Cuộc bạo động diễn ra khi hôm qua (9/8), quân đội Mỹ tuyên bố cựu Bộ trưởng Nội vụ Iraq Mahmud Dhiyab al-Ahmad đầu hàng. Ông này đứng thứ 29 trong danh sách 55 cựu quan chức Iraq Mỹ cần truy sát. Ông Ahmad đầu hàng liên quân từ hôm thứ sáu (8/8), điều này có nghĩa thông tin ông đã bị bắt từ hồi tháng 7 là sai sự thật. Trước đó, Tổng thống Bush đã khen ngợi những tiến bộ đáng kể của liên quân trong việc tái thiết Iraq và khôi phục lại tình hình an ninh cũng như sản lượng dầu trong 100 ngày kể từ khi ông chính thức tuyên bố cuộc tấn công Iraq chấm dứt.

Hiện, Anh và Mỹ sắp soạn thảo một nghị quyết đưa ra trước Hội đồng Bảo An LHQ nhằm kêu gọi các nước giúp tái thiết Iraq.

Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Anh Valerie Amos hôm qua (9/8) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Daily Telegraph rằng một số nước sẵn sàng gửi quân sang Iraq, nhưng chỉ trong trường hợp có một nghị quyết của LHQ.

Chi phí quá lớn duy trì quân Mỹ và Anh tại Iraq đã khiến chính phủ hai nước này phải tìm kiếm thêm sự hỗ trợ. Nga và Pháp đã kêu gọi một nghị quyết LHQ về việc tái thiết Iraq.

(Huyền Trang - Theo AFP, BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mỹ coi phiến quân Chechnya là mối đe doạ an ninh (09/08/2003)
Bom nổ tại Colombia, 5 người chết (09/08/2003)
Mỹ lo ngại có thêm các vụ tấn công khủng bố tại Indonesia (09/08/2003)
Nhật Bản cân nhắc việc xây dựng vũ khí hạt nhân (09/08/2003)
Bạo lực bùng nổ tại Bờ Tây, nam Lebanon (09/08/2003)
Trung Quốc nới tay với người lao động di cư (09/08/2003)
Hai đảng lớn tại Campuchia phủ nhận kết quả bầu cử (09/08/2003)
Tổng thống Mỹ hài lòng với tình hình Iraq thời hậu chiến (09/08/2003)
Chủ mưu vụ đánh bom khách sạn Marriott là nhóm JI (09/08/2003)
Nga kêu gọi LHQ ra Nghị quyết mới về Iraq (08/08/2003)
Ấn Độ: Bão lớn làm chết 24 người gần khu nghỉ Himalaya (08/08/2003)
CHDCND Triều Tiên sắp mở ''fast food'' đầu tiên tại Việt Nam (08/08/2003)
Trung Quốc, Nga giảm yêu cầu về vũ khí không gian (08/08/2003)
Công bố chính thức kết quả bầu cử Campuchia (08/08/2003)
Hàn Quốc: Đảng GNP đòi sửa luật về quan hệ liên Triều (08/08/2003)
Tro ve dau trang