Solomon khoan hồng cho những ai giao nộp vũ khí
15:39' 01/08/2003 (GMT+7)
Người dân địa phương đón chào lực lượng gìn giữ hoà bình quốc tế.

Chính phủ quần đảo Solomon tuyên bố sẽ khoan hồng cho những người nào giao nộp vũ khí trong vòng 21 ngày. Trong khi đó, lực lượng gìn giữ hoà bình do Australia đứng đầu tiếp tục nỗ lực thiết lập lại trật tự tại quốc gia hỗn loạn trên Thái Bình Dương này.

Các lực lượng dân quân, cảnh sát tham nhũng, và các băng nhóm tội phạm phải giao nộp vũ khí tàng trữ trái phép, nếu không sẽ bị phạt nặng hoặc có thể phải chịu án tù lên đến 10 năm. Thủ tướng Solomon Allan Kemakeza phát biểu, lệnh khoan hồng - có hiệu lực từ hôm 29/7. Đây là cơ hội cuối cùng để giao nộp số súng tàng trữ trái phép ước tính khoảng 1.300 khẩu.

Một trong những phe phái chính trị có thế lực nhất, Lực lượng Đại bàng Malaita, đã đồng ý nộp lại vũ khí của mình trong nửa tháng tới. Thủ tướng Australia, Alexander Downer, và người đồng nhiệm Newzealand, Phil Goff đến Solomon nhằm đánh giá tiến triển của lực lượng gìn giữ hoà bình sau một tuần đi vào hoạt động.

Ông Downer cho biết lực lượng này đang thực hiện tốt sứ mệnh của mình nhưng vẫn còn một quãng đường dài phía trước. Trong khi đó, ông Gough tuyên bố, lực lượng nước ngoài sẽ tiếp tục ở lại chừng nào nhân dân và Chính phủ Solomon còn muốn.

Sự can thiệp đa quốc gia được triển khai sau khi Chính phủ Solomon đề nghị được giúp đỡ nhằm ngăn chặn tình trạng ngày càng hỗn loạn của đất nước do một cuộc chiến tranh sắc tộc ác liệt gây ra. Lực lượng can thiệp bao gồm các sĩ quan cảnh sát và quân đội từ Australia, Fiji, Papua New Guinea và New Zealand, cùng một số đảo quốc nhỏ khác.

Mục tiêu nhằm vào trong những ngày can thiệp đầu tiên là vũ khí trái phép do thành viên các tổ chức quân sự sắc tộc và cả cảnh sát tàng trữ. Lý do nhằm vào các đối tượng này là: Các sĩ quan phe nổi dậy đã tham gia một cuộc bạo động có vũ trang 3 năm trước, và việc loại bỏ những thành phần tham nhũng trong lực lượng cảnh sát là ưu tiên hàng đầu nếu muốn thu hồi vũ khí.

Lệnh khoan hồng 21 ngày là bước khởi đầu quan trọng cho lực lượng gìn giữ hoà bình trong hy vọng thu hồi vũ khí tàng trữ trái phép bằng các biện pháp hoà bình ở mức nhiều nhất có thể. Theo hãng tin BBC, tuần đầu tiên diễn ra tốt đẹp với lực lượng này. Trật tự đang dần được thiết lập lại trên quần đảo. Tuy nhiên, để đem lại sinh khí mới cho một nền kinh tế 'đang hấp hối' và mối nghi ngờ đã ăn sâu bén rễ giữa các nhóm sắc tộc thì còn cần rất nhiều thời gian.

(Phương Thuý - Theo BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Jordan cho phép hai con gái Saddam tị nạn chính trị (01/08/2003)
Iraq sẽ tiến hành tổng tuyển cử vào giữa năm 2004 (01/08/2003)
Đảng Nhân dân Campuchia vẫn dẫn đầu trong cuộc bầu cử (01/08/2003)
Bình Nhưỡng đồng ý đàm phán 6 bên (01/08/2003)
Bush kêu gọi EU gây sức ép với Iran về vấn đề hạt nhân (01/08/2003)
Ba "nhà thương thuyết" của phiến quân Aceh bị đưa ra xét xử (01/08/2003)
Hội đàm an ninh Palestine và Israel thất bại (31/07/2003)
"Nguy cơ Mỹ bị tấn công là có thật" (31/07/2003)
Nga bắt giữ nửa tấn heroin (31/07/2003)
Trưởng cơ quan tình báo quân đội Philippines từ chức (31/07/2003)
Nửa triệu người hành hương Hindu đổ về thánh địa Nashik (31/07/2003)
Peru muốn Nhật Bản dẫn độ Fujimori (31/07/2003)
Seoul không muốn HĐBA thảo luận sớm về Bình Nhưỡng (31/07/2003)
LHQ sắp có Trưởng công tố tội phạm chiến tranh mới? (31/07/2003)
"Al-Qaeda sẽ tấn công Mỹ vào cuối mùa hè năm nay" (31/07/2003)
Tro ve dau trang