Lực lượng gìn giữ hoà bình triển khai tại Solomon
18:12' 24/07/2003 (GMT+7)

Người dân địa phương chào đón các quan chức Australia

Hôm nay, lực lượng gìn giữ hoà bình do Australia dẫn đầu đã bắt đầu đến quần đảo Solomon để lập lại trật tự và giải gáp các nhóm sắc tộc trên quần đảo này. Đây là đợt triển khai quân lớn nhất trong khu vực nam Thái Bình Dương kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Chiếc máy bay đầu tiên trong tổng số 13 máy bay Hercules C-130 của Australia đã hạ cánh xuống sân bay Henderson, Honiara vào sáng sớm nay. Đồng thời một số lượng quân lính khác cũng đến Solomon bằng tàu lội nước HMAS Manoora. Theo dự kiến, khoảng 2 225 quân lính và cảnh sát của New Zealand, Fiji, Papua New Guinea và Tonga sẽ đến quần đảo này trong một vài ngày tới. Đây là đợt triển khai quân lớn nhất trong khu vực kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Các nhà lãnh đạo trong khu vực đã tham gia vào lễ tiễn số quân lính này ở Townsville, Queensland. Thủ tướng Australia John Howard gọi chiến dịch này là một "chiến dịch có một không hai". Ông nói: "Chúng tôi hiểu rằng các bạn mong muốn có luật pháp, trật tự, hoà bình, và hi vọng... khi tình hình vượt ra khỏi tầm kiểm soát, các bạn đã yêu cầu chúng tôi giúp đỡ". Còn Thủ tướng New Zealand thì phát biểu: "Việc triển khai không nên quá kích động và cần phải hiệu quả"!

Tại Solomon, do sợ hãi bị các băng nhóm có vũ trang bắt cóc, Thủ tướng Allan Kemakeza đã rời Thủ đô Honiara trên một con tàu vào hôm thứ ba. Người phát ngôn của lực lượng gìn giữ hoà bình Katie Graham đã nới với hãng thông tấn AFP rằng ông Kemakeza đang được bảo vệ ở một địa điểm "tuyệt mật". Ông dự định sẽ xuất hiện trước công chúng để đón chào đoàn quân của lực lượng gìn giữ hoà bình vào chiều thứ 5.

Quần đảo Solomon đang có nguy cơ dấn sâu vào tình trạng hỗn loạn trên quy mô lớn. Trong khi Thủ đô Honiara khá yên tĩnh thì ở vùng nông thôn, tình hình vô cùng lôn xộn. Các băng nhóm có vũ trang và những kẻ chuyên bắt cóc con tin đang lộng hành khắp cả đất nước. Năm nay, hơn 30 người đã bị giết, trong đó có một sứ giả người Australia. Bạo lực gia tăng đã khiến 450 000 người dân nước này rơi vào tình trạng phá sản, hầu hết trong số họ buộc phải sống dưới mức tối thiểu.

Kể từ khi các vụ đánh bom ở Bali nổ ra, Australia luôn lo ngại quần đảo Solomon có thể trở thành "miền đất hứa" cho những tên khủng bố, những tay buôn thuốc phiện và những kẻ rửa tiền. Trước đó, ông Howard đã cảnh báo quân lính về những thương vong có thể có. Với trách nhiệm "can dự", lực lượng gìn giữ hoà bình có thể "bắn chết" quân nổi loạn nếu chúng đe doạ đến an ninh của họ.

(Trần Hiền - Theo BBC, AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mỹ: Cử tri Đảng Dân chủ gửi gắm hy vọng vào ông Lieberman (24/07/2003)
CHDCND Triều Tiên phản đối Mỹ mượn danh LHQ (24/07/2003)
Thêm 3 lính Mỹ bị giết ở Iraq (24/07/2003)
Những người "ủng hộ" Saddam thề sẽ "đốt cháy" nước Mỹ (24/07/2003)
Mỹ công bố báo cáo điều tra về sự kiện 11/9 (24/07/2003)
Quân đội Afghanistan mở trận chiến đầu tiên (24/07/2003)
Hai đảng đối lập lớn nhất tại Nhật sáp nhập (24/07/2003)
Campuchia hoàn tất quá trình đàm phán gia nhập WTO (24/07/2003)
Mỹ sẽ sớm công bố ảnh của hai con trai Saddam (24/07/2003)
Palestine cảnh báo về khủng hoảng tù nhân (24/07/2003)
Thái Lan hy vọng thu 1 nghìn tỷ baht từ du lịch (24/07/2003)
Phiến quân Liberia từ chối ký hiệp định hoà bình (24/07/2003)
''WTO chặn cửa các nước nghèo'' (23/07/2003)
Búa rìu dư luận quay sang BBC (23/07/2003)
Cựu tổng thống Clinton: "Tất cả các vị tổng thống đều mắc lỗi" (23/07/2003)
Tro ve dau trang