Dự luật chống khủng bố của Kenya bị phủ quyết
14:42' 17/07/2003 (GMT+7)
Người hồi giáo ở Kenya lo ngại rằng dự luật này nhằm vào họ.

Hội đồng phụ trách các vấn đề pháp luật trực thuộc Quốc hội Kenya đã phản đối dự luật mới về chống khủng bố tại quốc gia Đông Phi này.

Quyết định của hội đồng phù hợp với nguyện vọng của những người đang tràn ra các đường phố Nairobi, Thủ đô Kenya, để lên tiếng phản đối dự luật chống khủng bố. Sở Tư pháp và Hội đồng các vấn đề pháp luật ra tuyên bố nêu rõ, dự thảo "đe doạ phá vỡ khối đoàn kết quốc gia và có thể tạo ra nền tảng cho những nghi ngờ và mâu thuẫn giữa các tôn giáo".

Người Hồi giáo ở Kenya  -chiếm 30% trong tổng số 31 triệu dân - tỏ ra lo ngại rằng dự luật này nhằm vào họ. Bộ trưởng Tư pháp Kiraitu Murungi phát biểu dự luật chỉ phục vụ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia và không có điều khoản nào nhằm vào cộng đồng Hồi giáo. Nó cho phép cảnh sát bắt giữ và khám xét không cần lệnh của toà án, đồng thời cho phép các thanh tra tạm giữ những kẻ bị tình nghi là khủng bố trong 36 giờ không đươc tiếp xúc với bên ngoài.

Các tổ chức cực đoan

Ông Kiraitu đề nghị người Hồi giáo xem xét kỹ bản dự thảo và chỉ ra những điều khoản nào chống lại họ. Dự luật cũng nghiêm cấm việc mặc những trang phục liên quan đến các tổ chức cực đoan. Chính phủ tuyên bố sẽ không rút lại quan điểm của mình về dự luật chống khủng bố 2003.
Tuy nhiên, hội đồng pháp lý Quốc hội cho rằng không cần có luật riêng về khủng bố vì nó là "một loại tội phạm chính trị đòi hỏi các biện pháp chính trị".

Dự luật gây ra cuộc tranh cãi gay gắt và những lời chỉ trích mạnh mẽ, trong đó đảng đối lập lớn nhất là Liên minh Quốc gia châu Phi Kenya ( Kanu) và một số nghị sĩ Quốc hội thuộc liên minh cầm quyền Narc gọi đây là một điều luật "ngoại lai" và "không khả thi" ở Kenya. Các chuyên gia về pháp luật và các tổ chức nhân quyền tại Kenya coi bản dự thảo là hành vi bắt chước lố bịch Đạo luật Ái quốc 2001 của Mỹ, Dự luật khủng bố Nam Phi 2002 và Đạo luật chống khủng bố, tội phạm và an ninh 2001 của Anh. "Trong khi Đạo luật Ái quốc của Mỹ được xây dựng theo hướng nhằm vào người nước ngoài và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Mỹ, thì luật pháp của chúng ta lại tìm cách đàn áp các quyền cơ bản và ném các dự luật về quyền công dân ra cửa sổ," bản tuyên bố nêu rõ.

Căn cứ quân sự

Đảng đối lập Kanu đã thề sẽ phủ quyết dự luật. Họ coi dự luật này là một "bước tiến trên con đường đi đến thành lập căn cứ quân sự của Mỹ tại Kenya".

Kenya đã hai lần bị những kẻ cực đoan tấn công: lần đầu vào năm 1998 khi một quả bom đặt trong ôtô nổ tại sứ quán Mỹ ở Nairobi làm 213 người chết; lần thứ hai vào năm 2002 khi 18 người thiệt mạng trong vụ nổ bom tai một khách sạn của người Israel ở Mombassa. Hồi tháng 6, Kenya tuyên bố các nguồn tình báo cho thấy những kẻ cực đoan đang âm mưu tiếp tục các vụ tấn công tại nước này. Lời cảnh báo đã khiến nhiều nước phương Tây lập tức đưa ra khuyến cáo hạn chế đi lại, bao gồm cả lệnh cấm bay đến nước này, về sau, lệnh cấm mới được dỡ bỏ.

Chính phủ đã buộc tội bốn người Kenya có liên quan đến vụ tấn công ở Mombassa. Hành động này được xem là nhằm xoa dịu Washington sau khi Mỹ tố cáo Kenya không thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn chặn những lời đe doạ khủng bố.

(Phương Thuý - Theo BBC)
 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đông Timor bỏ tù hai cựu chỉ huy lực lượng dân quân (17/07/2003)
Đặc sứ cao cấp của Mỹ về nhân quyền tới Afghanistan, Ảrập Xêút và Iraq (17/07/2003)
Nga, Iran ký nghị định thư về hạt nhân (17/07/2003)
Myanmar chỉ trích lệnh trừng phạt của Mỹ (17/07/2003)
Mỹ viện trợ cho Palestine 20 triệu USD (17/07/2003)
Quân Mỹ đang đối mặt với "chiến tranh du kích" tại Iraq (17/07/2003)
Bộ trưởng Bangladesh ''cố vị'' sau thảm hoạ chìm phà (17/07/2003)
Binh sĩ Nam - Bắc Triều đọ súng tại DMZ (17/07/2003)
Lời cáo buộc Iraq của Bush - Câu hỏi lớn về sự thật (16/07/2003)
Iran phát hiện giếng dầu khổng lồ (17/07/2003)
CHDCND Triều Tiên đặt điều kiện hội đàm đa phương (16/07/2003)
Ba người chết trong vụ cướp tàu tại Cuba (16/07/2003)
Pháp không gửi quân tới Iraq (17/07/2003)
Đảo chính tại Sao Tome, chính phủ bị phế truất (16/07/2003)
EU kiện 11 chính phủ thành viên ra toà (16/07/2003)
Tro ve dau trang