Iraq trên con đường tiến tới nền tự trị
09:40' 15/07/2003 (GMT+7)

Mỹ hy vọng chính quyền mới sẽ chế ngự được các đợt tấn công nhằm vào quân Mỹ tại Iraq.

Iraq đang có những bước đi đầu tiên trên con đường tiến tới thiết lập một chính phủ tự trị kể từ khi chính quyền Sadam Hussein sụp đổ. Hội đồng điều hành được thành lập, các vấn đề ưu tiên cho việc xây dựng một đất nước Iraq mới được xác định, chiến dịch truy quét những phần tử chống đối được phát động...

Ngày 13/7, Hội đồng điều hành mới tại Iraq đã nhóm họp trong sự bảo vệ an ninh chặt chẽ tại toà nhà của Bộ Công nghiệp Quốc phòng cũ ở Baghdad. Cuộc họp của Hội đồng Điều hành diễn ra vào thời điểm quân đội Mỹ phát động một cuộc tấn công lớn chống lại lực lượng đối lập có vũ trang.

Tình hình ổn định là điều cần thiết

Mohammed Bahr al-Uloum, một thành viên của Hội đồng điều hành và là một vị tu sĩ Shia nổi tiếng của thánh địa Najaf, đã đọc bản tuyên bố cuối cùng sau khi cuộc họp kết thúc. Ông tuyên bố rằng vấn đề được Hội đồng ưu tiên quan tâm là an ninh, ổn định, phục hồi kinh tế và cung cấp các dịch vụ xã hội. Ông nói tiếp trong tiếng vỗ tay chưa ngớt: "Hội đồng điều hành đại diện cho nguyện vọng của các tộc người tại Iraq sau sự sụp đổ của chế độ độc tài Sadam Hussein".

Sergio Vieira de Mello, đặc phái viên của Liên Hợp quốc tại Iraq, cho rằng đây là một ngày "lịch sử" và là một bước đi quan trọng trên con đường tiến tới chủ quyền của nhân dân Iraq. "Từ bây giờ trở đi, tự do, nhân phẩm, và sự an toàn cần được mọi người dân Iraq coi trọng. Liên Hợp Quốc sẽ có mặt tại đây bất kỳ khi nào các bạn muốn và trong bao lâu cũng được".

Quyền veto của Liên minh

Hội đồng điều hành có quyền chỉ định và phế truất các bộ trưởng, có quyền hoạch định chính sách, và giúp phác thảo Hiến pháp đặt nền móng cho bầu cử tự do. Liên quân do Mỹ lãnh đạo sẽ vẫn có tiếng nói quan trọng. Tuy nhiên, các quan chức cho rằng những đề xuất của Hội đồng sẽ bị bác bỏ chỉ trong trường hợp ngoại lệ mà thôi.

Họ cho rằng đây là một chính phủ liên minh nhiều thành phần nhất trong lịch sử Iraq, bao gồm hầu hết đại diện của các nhóm sắc tộc và tôn giáo khác nhau của Iraq. Đa số các thành viên là người Hồi giáo Shia, điều này được xem là sự thay đổi lớn đối với một đất nước vốn vẫn chịu sự lãnh đạo của người Sunnis thiểu số. Các đại diện của nhóm người Kurd, người Thổ, và nhóm Tin lành Assyria  đều có mặt. Trong số đó có Ahmed Chalabi - lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Iraq, Abdel-Aziz al-Hakim - lãnh đạo Hội đồng Cách mạng Hồi giáo tối cao, Massoud Barzani và Jalal Talabani - hai nhà lãnh đạo của hai nhòm người Kurd chính ở Iraq, và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Adnan Pachachi.

Tuy nhiên vẫn có lời chỉ trích rằng chính phủ này được lập nên từ các nhóm trước đây lưu vong ở nước ngoài, các thành viên mang tính chất được chọn lựa nhiều hơn là thông qua bầu cử.

Theo lời các quan sát viên, Washington hy vọng rằng các cuộc tấn công hàng ngày nhằm vào lính Mỹ ở miền trung sẽ giảm nếu người dân Iraq thấy rằng quyền lực đang được phân bổ cho các lãnh đạo địa phương.

Trong thời gian diễn ra cuộc họp, các cuộc tuần tra vẫn được triển khai với máy bay chiến đấu phản lực và phi cơ Mỹ trên không, và lính bộ Mỹ có vũ trang hạng nặng.

(Trần Hiền - Theo BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ứng viên Tổng thống Chechnya lộ diện (15/07/2003)
Trung Quốc chống chọi với cơn lũ dữ nhất trong năm (15/07/2003)
Anh từ chối cắt đứt quan hệ với Yasser Arafat (15/07/2003)
Mỹ muốn ''gài quân'' khắp thế giới (14/07/2003)
Nghi phạm khủng bố Manila đã vượt ngục (14/07/2003)
Đã tìm thấy xác các nạn nhân của vụ chìm phà tại Bangladesh (14/07/2003)
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ biện hộ cho Bush (14/07/2003)
Quân đội Nga bị mai phục tại Chechnya, 9 người chết (14/07/2003)
''Vua Phong lan'' Trung Quốc lĩnh án 18 năm tù (14/07/2003)
Kuwait bổ nhiệm Thủ tướng mới (14/07/2003)
Lãnh đạo thế giới tìm kiếm sự đổi mới cho "Giải pháp thứ ba" (14/07/2003)
Mỹ rút nhân viên ngoại giao khỏi Burundi (14/07/2003)
Giá dầu tăng vọt trước mùa bão (14/07/2003)
Toà nhà Quốc hội Indonesia bị đánh bom (14/07/2003)
Ông Abbas yêu cầu Israel hạn chế cô lập Tổng thống Palestine (14/07/2003)
Tro ve dau trang