''Có 10 đến 25 cuộc tấn công vào lính Mỹ trong một ngày ở Iraq''
13:49' 11/07/2003 (GMT+7)
Cựu Tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Iraq Tommy Franks trả lời Uỷ ban Vũ trang Hạ viện hôm 10/7. 

Đó là lời của Tướng Tommy Franks đưa ra hôm qua (10/7). Theo đó, quân đội Mỹ tại Iraq phải đối mặt với từ 10 đến 25 vụ tấn công trả đũa các chiến dịch săn lùng những phần tử "thánh chiến" Đảng Baath và các tay súng dọc biên giới Syria.

Tướng Franks, người vừa từ chức Tổng chỉ huy quân Mỹ tại Iraq và sẽ về hưu trong thời gian tới, phát biểu trước Uỷ ban Vũ trang Hạ viện Mỹ rằng, "sẽ có khoảng 10-25 cuộc tấn công mỗi ngày tại một địa điểm nào đó trên đất Iraq". Tuy nhiên, dường như không hề có nỗ lực chung nào trong hàng ngũ quân Mỹ khi họ đang phải đối mặt với những cuộc tấn công ngày càng tinh vi có sử dụng đạn cối. Đã có 31 lính Mỹ thiệt mạng do những hành động thù địch kể từ 1/5, ngày Mỹ tuyên bố chính thức chấm dứt chiến dịch tấn công Iraq.

Hạ nghị sĩ Ike Skelton thuộc bang Missouri, một đảng viên Đảng Dân chủ cho biết nếu Mỹ không kiểm soát được tình hình hiện nay thì rất có thể trong nhiều năm tới, lính Mỹ sẽ bị sa vào những cuộc chiến tranh du kích. "Chúng ta không thể rời khỏi Iraq. Chúng ta phải thành công. Nếu không thành công, uy tín của Mỹ trong cương vị người lãnh đạo thế giới tự do này sẽ bị tổn hại. Chúng ta không thể cho phép điều đó xảy ra".

Tướng Franks đã phân người Iraq thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm những người ủng hộ liên quân hoặc những người trung lập đang chờ xem liệu họ có thể thu được lợi ích kinh tế nào từ sự thay đổi quyền lực tại Baghdad. Nhóm thứ hai bao gồm các thành viên Đảng Baath bị tước quyền công dân vốn ủng hộ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein và những "chiến sĩ tử vì đạo", những kẻ ông Franks không khẳng định nhưng cho rằng có bao gồm cả các phần tử khủng bố. "Theo quan niệm của tôi, số người thuộc nhóm thứ nhất nhiều hơn nhóm thứ hai và điều này có thể làm đảo lộn toàn bộ cuộc bạo động. Chúng tôi có những chiến sĩ hàng ngày không ngồi trong doanh trại, mà phải đi săn lùng phần tử Đảng Baath, những kẻ "tử vì đạo", những người vượt biên giới sang từ Syria và rất ưa gây rối".

Được hỏi vấn đề các tay súng bên ngoài đang đột nhập vào Iraq để tấn công quân đội Mỹ, ông Franks cho biết: "Rất khó nói về việc này ngay bây giờ. Quân đội của chúng tôi đang truy lùng những kẻ này".

Theo ông Franks, quân đội Mỹ có thể sẽ tiếp tục đóng tại Iraq cho đến khi một chính phủ mới được bầu ra mặc dù quân số có lẽ sẽ được cắt giảm trong năm tới. "Tôi dự đoán rằng trong tương lai, chúng tôi sẽ còn ở lại Iraq. Tôi không biết liệu thời gian sẽ kéo dài hai năm hay bốn năm".

Ông Franks cũng cho biết ông tin rằng mối đe doạ từ các chương trình vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh - hoá học từ trước cuộc chiến này không hề bị thổi phồng quá đáng. "Tôi dám chắc rằng, chúng tôi sẽ tìm ra những vũ khí này hay ít nhất cũng tìm ra bằng chứng".

(Huyền Trang - Theo Reuters)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Số lính Mỹ chết sau cuộc chiến Iraq đã vượt quá 30 người (11/07/2003)
Lính Mỹ tiếp tục bị tấn công tại Iraq (11/07/2003)
''Bin Laden đã ra lệnh đánh bom Bali'' (11/07/2003)
Iran chấp nhận LHQ thanh sát kỹ cơ sở hạt nhân (10/07/2003)
Bom nổ làm chết 2 người ở Philippines (10/07/2003)
Lầu Năm Góc: "Mỹ tấn công Iraq không phải vì WMD" (10/07/2003)
Bình Nhưỡng sẵn sàng cho cả đối thoại lẫn chiến tranh (10/07/2003)
Đâm xe buýt ở Hongkong, 22 người chết (10/07/2003)
Tại sao châu Phi trở thành ưu tiên hàng đầu của Bush? (10/07/2003)
Bom lại nổ tại Moscow (03/11/2003)
Canada phê chuẩn bán cần sa cho bệnh nhân (10/07/2003)
Lệnh ngừng bắn Trung Đông nguy cơ đổ vỡ (10/07/2003)
Mỹ thống nhất với Nam Phi về Zimbabwe và Liberia (10/07/2003)
Tehran: Biểu tình biến thành bạo động (10/07/2003)
Thuốc phiện ở Afghanistan: ''Cuộc thánh chiến thầm lặng '' (10/07/2003)
Tro ve dau trang