Bush sẽ bàn về Zimbabwe và thương mại tại Nam Phi
18:45' 09/07/2003 (GMT+7)

Chiều nay (9/7), Tổng thống Mỹ Bush, sau khi rời Senegal, đã tới Nam Phi để hội đàm với người đồng nhiệm Nam Phi Thabo Mbeki. Dự kiến, nguyên thủ hai nước sẽ bàn về quan hệ thương mại song phương, cuộc chiến chống khủng bố và chống AIDS. Bush sẽ dành 3 đêm ở Nam Phi, một thời gian chứng tỏ tầm quan trọng của Pretoria về kinh tế, ngoại giao và quân sự đối với Washington.

Tổng thống Mỹ và Đệ nhất phu nhân tại sân bay Pretoria, Nam Phi.

Nam Phi, điểm dừng chân thứ hai của ông Bush trong chuyến công du 5 ngày châu Phi, hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ AIDS (ước tính có 4,8 triệu người nhiễm HIV/AIDS). Do đó, cuộc chiến chống dịch bệnh nan y này là một chủ đề quan trọng trong cuộc hội đàm song phương. Trước đó, Bush đã cam kết sẽ dành 15 tỷ USD cho cuộc chiến chống sự lây lan của AIDS cho toàn châu Phi.

Ông Bush cũng sẽ khuyến khích Nam Phi thay đổi chính sách ngoại giao với Zimbabwe và tăng cường quan hệ mậu dịch với Mỹ. Ngoài ra, người đứng đầu Nhà Trắng cũng hy vọng sẽ làm dịu những bất đồng giữa hai bên xung quanh cuộc chiến Iraq.

Mấu thuẫn về vấn đề Zimbabwe

Nhà lãnh đạo Mỹ đang gây sức ép buộc Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe từ chức, trong khi đó, Tổng thống Nam Phi lại muốn có một giải pháp hoà nhã hơn.

Trước đó, phát biểu trước lãnh đạo các quốc gia Tây Phi tại Senegal, ông Bush cam kết sẽ giúp Liberia chấm dứt nội chiến song ông chưa quyết định liệu có gửi lực lượng gìn giữ hoà bình tới nước này hay không.

Trong cuộc tiếp xúc với Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki hôm nay, Tổng thống Bush dự định sẽ hối thúc ông này đẩy mạnh nỗ lực tiến hành bầu cử tự do và cải cách kinh tế ở quốc gia láng giềng Zimbabwe.

Washington và Pretoria, với ảnh hướng lớn tại châu Phi, hiện đang có nhiều bất đồng sâu sắc về vấn đề Zimbabwe. Mỹ đang kêu gọi các nước láng giềng của Zimbabwe gây sức ép hơn nữa đối với Tổng thống Robert Mugabe của nước này hoặc là tiến hành cải cách, hoặc là sớm từ chức. Song ông Mugabe chưa chấp nhận yêu cầu này.

Trong thời gian qua, Mỹ và Liên minh châu Âu đã chỉ trích mạnh mẽ ông Mugabe đã có nhiều thiếu sót về thủ tục trong cuộc bầu cử lại tổng thống năm ngoái.

Tuy nhiên, Tổng thống Nam Phi Mbeki lại chọn phương pháp ngoại giao "hoà nhã" trong đối sách với ông Mugabe, một cựu chiến binh phong trào tự do và là cựu đồng minh của Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) cầm quyền của ông Mbeki, đảng bị giới chỉ trích cáo buộc đã đàn áp người chống đối và khiến cho nền kinh tế vốn bất ổn nước này rơi vào khủng hoảng.

Trong cuộc phỏng vấn đài Phát thanh truyền hình quốc gia Nam Phi (SABC) hôm thứ ba, ông Mbeki cho biết, ông sẽ "không có gì mới" để nói với ông Bush về vấn đề Zimbabwe. "Theo quan điểm của chúng tôi, một giải pháp đối với một vấn đề của Zimbabwe phải xuất phát từ phía lãnh đạo của chính nước này" - ông nói. Song ông cũng nói thêm, bất chấp những bất đồng giữa hai bên, ông vẫn có một mối quan hệ rất tốt đẹp với ông Bush và chính quyền Mỹ.

Tại Harare hôm thứ ba, ông Morgan Tsvangirai, lãnh đạo phong trào đối lập chính ở Zimbabwe, đã hoan nghênh lập trường kiên định của Washington khi Bush công kích đường lối ngoại giao của ông Mbeki. "Chúng tôi muốn cám ơn Chính phủ Mỹ vì cách tiếp cận thẳng thắn của họ. Đó mới chính là cách giải quyết khủng hoảng, và đường lối ngoại giao được hoan nghênh nhiều nhất" - ông Tsvangirai phát biểu - "Dân tộc chúng tôi là một dân tộc cùng khổ. Ông Mbeki hẳn biết rõ điều đó, mọi người sống ở châu Phi cũng đều biết điều đó. Vậy mà, họ lại chọn cách đoàn kết với một kẻ độc tài".

Bất đồng về vấn đề Iraq

Một bất đồng khác giữa Washington và Pretoria là cuộc chiến Iraq vừa qua do Mỹ tiến hành và một số tổ chức chính trị, trong đó có ANC, tổ chức lên kế hoạch tổ chức biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Bush.

Sự phản đối của Nam Phi đối với chiến tranh đã được thể hiện rõ nhất qua vị cựu Tổng thống nổi tiếng của nước này, Nelson Mandela, người đoạt giải Nobel Hoà bình; ông từng nói thẳng với ông Bush rằng, tiến hành chiến tranh mà không được LHQ thông qua là sai lầm. Tổng thống Mandela cho biết ông có rất ít điều để nói với người đứng đầu Nhà Trắng về Iraq, do đó, ông đã ra nước ngoài trong thời gian Tổng thống Bush ở thăm Nam Phi. Theo thông lệ, cuộc gặp với ông Mandela là một điều luật bất thành văn của bất kỳ một chính khách nào tới Nam Phi.

Tuần trước, Pretoria đã bị tổn thương khi Washington quyết định đưa Nam Phi vào danh sách 35 nước bị Mỹ cắt viện trợ quân sự do công khai ủng hộ Toà án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh (ICC) và không miễn trừ cho công dân Mỹ khỏi bị truy tố.

Quan hệ thương mại song phương

Lộ trình của ông Bush trong chuyến công du 5 nước châu Phi.

Theo chương trình nghị sự, ông Bush sẽ dự một buổi dạ tiệc với giới doanh nhân Nam Phi. Phát biểu trên SABC, Mbeki cho biết ông hy vọng Tổng thống Mỹ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để khuyến khích giới doanh nhân Mỹ đầu tư nhiều hơn nữa vào nước này. Chính phủ của ông Mbeki đã theo đuổi chính sách thị trường thân thiện và tài chính thận trọng trong nỗ lực tranh thủ giới đầu tư nước ngoài.

Với chuyến công du châu Phi, Bush hy vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển nền dân chủ và kinh tế ở Lục địa Đen, và "tiếp thị" cho sáng kiến chống AIDS và chủ nghĩa khủng bố của mình.

Truớc đó tại Senegal, ông chủ Nhà Trắng đã cam kết sẽ giúp Chính phủ Liberia chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 14 năm qua cũng như lên án mạnh mẽ chế độ nô lệ trước đây ở nước này và gọi đây là "một trong những tội ác lớn nhất trong lịch sử".

Dự kiến, cuối ngày mai, Tổng thống Bush sẽ bay tới Botswana, sau đó, thứ sáu sẽ tới Uganda và Nigeria. Ông sẽ kết thúc chuyến thăm châu Phi tại Nigeria và quay về Washington vào ngày thứ bảy.

(Lam Sơn - Theo BBC, Reuters)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nhà truyền giáo Mỹ bị trục xuất khỏi Haiti (09/07/2003)
1.000 du khách Hàn Quốc được mời tới Bình Nhưỡng (09/07/2003)
Mỹ bắt giữ 2 cựu quan chức cấp cao Iraq (09/07/2003)
Al Jazeera phát cuốn băng thứ 2 của Saddam Hussein (09/07/2003)
2.500 USD cho những thông tin về các vụ tấn công lính Mỹ tại Iraq (09/07/2003)
LHQ muốn thanh sát kỹ Iran (03/11/2003)
Chìm phà ở Bangladesh, gần 600 người mất tích (09/07/2003)
Bush thề giúp Liberia chấm dứt nội chiến (09/07/2003)
Nhà Trắng thừa nhận phóng đại mối nguy Iraq (09/07/2003)
CHDCND Triều Tiên và Mỹ nối lại đàm phán (09/07/2003)
Ông Abbas doạ từ chức Thủ tướng Palestine (09/07/2003)
Mâu thuẫn Đức - Italia ngày càng gia tăng (08/07/2003)
Đại sứ quán Pakistan tại Kabul bị tấn công (08/07/2003)
Mỹ không gửi thêm quân tới Iraq (08/07/2003)
Hạ viện Anh: "Hồ sơ về Iraq đã bị nhấn mạnh quá mức" (08/07/2003)
Tro ve dau trang