Bush mỉa mai giới chỉ trích
14:52' 17/06/2003 (GMT+7)

Ông Bush mới đây lớn tiếng bác bỏ những lời cáo buộc cho rằng, Nhà Trắng đã thổi phồng nguy cơ đe doạ từ phía Iraq. Trong cuộc tiếp xúc với giới doanh nhân tại New Jersey hôm thứ hai (16/6), Bush mỉa mai về những người lên án mình: "Hiện nay đang có một số người muốn viết lại lịch sử; những nhà sử học theo chủ nghĩa xét lại là từ mà tôi muốn dùng để gọi họ".

Bush trong cuộc tiếp xúc với giới doanh nhân tại New Jersey hôm thứ hai (16/6)

Bush hùng hồn tuyên bố, Washington đã hành động để ngăn chặn một mối đe doạ lâu dài. "Saddam Hussein từng là mối đe doạ đối với nước Mỹ và thế giới tự do trong những năm 1991, 19'98 và 2003. Ông ta đã làm ngơ trước những yêu cầu của thế giới tự do, vì thế Mỹ cùng các nước bè bạn và đồng minh phải ra tay" - Bush giải thích về cuộc chiến vừa qua.

Thay vì đề cập đến chuyện vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Iraq cũng như giải thích nguyên nhân tại sao cho đến nay, liên quân vẫn chưa tìm ra một bằng chứng nào về WMD, ông chủ Nhà Trắng lại tập trung nói về cựu Tổng thống Iraq: "Có một điều chắc chắn: Saddam Hussein không còn là mối đe doạ đối với nước Mỹ cũng như các nước bạn bè và đồng minh của Mỹ nữa". Bush cho biết, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ, bắt đầu từ sau vụ 11/9/2001 và những gì mà ông cho là xung quanh cuộc chiến Iraq, vẫn đang tiếp diễn. "Chính phủ Mỹ sẽ sử dụng bất kỳ công nghệ và kỹ thuật nào cần thiết trong việc truy tìm những kẻ có thể đe doạ tới nước Mỹ" - Bush tuyên bố.

Trong khi đó, nhiều nhà phê bình tiếp tục lên án chính quyền Bush đã bóp méo thông tin tình báo cũng như thồi phồng mối nguy cơ từ phía Iraq để hợp pháp hoá cuộc tấn công lật đổ Saddam. Tờ Bưu điện Washington hôm thứ hai đã dẫn lời của ông Rand Beers, một chuyên gia chống khủng bố thuộc Hội đồng an ninh quốc gia dưới thời Bush cho biết, việc chính quyền Mỹ chĩa hướng tấn công vào Iraq đã đe doạ tới an ninh trong nước cũng như các nước đồng minh chống khủng bố và có thể làm tăng thêm động lực cho Al-Qaeda tái hợp.

Ông Beers cũng cho rằng, bằng chứng chống lại Iraq của chính quyền Bush là "khá hạn chế". Ông này cho biết thêm, nhiều đồng nghiệp của ông cho rằng chính sách đối với Iraq của Nhà Trắng là một "chiến lược xoàng về ý tưởng và nghèo nàn về tính pháp lý". "Có một vấn đề làm tôi băn khoăn" - ông Kerry nói - "Tại sao một chính sách như vậy lại được ưu tiên?".

(Lam Sơn - Theo Reuters, AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Seoul, Tokyo và Bắc Kinh họp bàn về CHDCND Triều Tiên (17/06/2003)
Iran: Người biểu tình đòi quyền chỉ trích giới cầm quyền (17/06/2003)
Chính phủ Iran đối mặt với nội công, ngoại kích (17/06/2003)
Lính Mỹ liên tiếp bị mai phục tấn công ở Iraq (17/06/2003)
Á-Phi thảo luận hợp tác liên lục địa (17/06/2003)
Chưa có lối thoát cho hoà bình Trung Đông (17/06/2003)
''Chính quyền Saddam Hussein đáng bị lật đổ'' (16/06/2003)
ASEAN nhất trí thảo luận về ''rắc rối Suu Kyi'' (16/06/2003)
''Iran là bậc thầy về công nghệ làm giàu uranium'' (16/06/2003)
Tàu hoả đâm xe buýt, 15 người chết (16/06/2003)
Cảnh sát Ảrập tiêu diệt khủng bố tại thánh địa Mecca (16/06/2003)
Pháp đề nghị cử lực lượng quốc tế tới Trung Đông (16/06/2003)
Israel - Palestine tìm kiếm thoả thuận an ninh (16/06/2003)
Mỹ mở chiến dịch ''Bọ cạp sa mạc'' ở Iraq (16/06/2003)
Cảnh sát Nam Tư bắt giam nghi phạm chiến tranh (13/06/2003)
Tro ve dau trang