1951 — Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg thành lập Cộng đồng Sắt và Than châu Âu (ECSC và năm 1957 thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
1973 — Đan Mạch, Ireland và Anh tham gia. Sau đó là Hy Lạp (1981), Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (1986), Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển năm 1995.
1987 — Đơn gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ bị bác bỏ.
1990 — Cyprus, Malta đệ đơn gia nhập.
1992 — EEC được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), cam kết thông qua đồng tiền chung và một chính sách đối ngoại chung.
1994 — Hungary và Ba Lan đệ đơn gia nhập, tiếp sau là Romania, Slovakia, Latvia, Estonia, Lithuania, Bulgaria (1995) và CH Czech và Slovenia (1996).
1999 — EU tuyên bố, Ba Lan, Hungary, CH Czech, Latvia, Estonia, Lithuania, Slovenia, Slovakia, Cyprus và Malta có thể được kết nạp vào năm 2004. Romania và Bulgaria phải đợi đến năm 2007. Thổ Nhĩ Kỳ chưa sẵn sàng mở các cuộc đàm phán gia nhập.
2000 — Hiệp ước EU được sửa đổi cho phép kết nạp 10 thành viên mới.
2001 — Ireland bác bỏ kế hoạch mở rộng EU trong cuộc trưng cầu dân ý, song lại phê chuẩn vào năm sau.
2002 — Ba Lan, CH Czech, Hungary, Estonia, Latvia, Lithuania, Slovakia, Slovenia, Cyprus và Malta hoàn thành các cuộc đàm phán gia nhập và đã được chính thức mời tham gia vào năm 2004. Romania và Bulgaria cho biết có thể gia nhập vào năm 2007. EU dự kiến mở các cuộc đàm phán gia nhập với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2005 nếu Ankara đáp ứng được các tiêu chí về kinh tế và nhân quyền.
2003 — Ba Lan, CH Czech, Hungary, Estonia, Latvia, Lithuania, Slovenia, Slovakia, Cyprus và Malta ký kết hiệp ước gia nhập. Các nước trên sẽ chính thức được kết nạp vào 1/5, 2004 sau khi được phê chuẩn tư cách thành viên.
8/6, 2003 — Ba Lan thông qua trưng cầu dân ý phê chuẩn việc gia nhập EU. Trước đó, Hungary, Slovakia, Slovenia, Malta và Lithuania cũng đã thống nhất đồng thuận thông qua hình thức tương tự.