EU sẽ nhanh chóng thông qua Hiến pháp mới
15:02' 06/10/2003 (GMT+7)
Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder (phải) được Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi đón tiếp tại hội nghị thượng đỉnh EU.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cho biết, EU hy vọng sẽ sớm thông qua hiến pháp mới vào giữa tháng 12, đặt ra một thời hạn cho liên minh vượt qua "cuộc chiến quyền lực" giữa các nước nhỏ và lớn. Thông báo được đưa ra khi kết thúc cuộc họp thượng đỉnh kéo dài 4 giờ tại Palazzo dei Congressi, Rome.

Tại cuộc gặp này, các nguyên thủ EU đã cam kết hiến pháp mới sẽ có hiệu lực vào năm 2005. Tới lúc đó, sẽ có thêm 10 nước gia nhập EU, nâng số thành viên của liên minh lên 25 nước. Tuy nhiên, cuộc tranh luận vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong 10 tuần tới.

Sau cuộc gặp giữa các nguyên thủ, ngoại trưởng khối EU, một loạt các cuộc tranh luận nhằm giải quyết những bất đồng xung quanh vấn đề ngôn từ của hiến pháp bắt đầu. Áo, Phần Lan và các nước sẽ gia nhập EU vào năm tới là Hungary, Slovenia, Cộng hoà Czech, Malta và Lithuania yêu cầu hiến pháp mới "tôn trọng những nguyên tắc bình đẳng" của các nước lớn và nhỏ. Những nước này muốn thảo luận lại về nguyên tắc bỏ phiếu đa số, vai trò của lãnh đạo EU trong việc đưa ra quyết định của liên minh, sự cần thiết phải duy trì chức chủ tịch luân phiên trong các nước thành viên, việc phân bổ ghế trong Nghị viện châu Âu và lá phiếu của các quốc gia trong cuộc họp bộ trưởng.

Ba Lan và Tây Ban Nha muốn duy trì một công thức phức tạp phân phối lá phiếu cho từng nước trong việc hoạch định chính sách. Đức và các nước khác lại ủng hộ đề xuất của dự thảo hiến pháp mới trong đó phân phối lại lá phiếu để phản ánh đúng hơn dân số của mỗi nước. Tương tự như vậy, Ba Lan, Tây Ban Nha và Italia muốn hiến pháp nhắc tới Chúa Jesus và các giá trị Thiên Chúa giáo như một phần chính trong di sản châu Âu, trong khi Pháp lại phản đối điều này.

Hiến pháp mới quy định EU sẽ có một chủ tịch thường trực, một ngoại trưởng và một chính sách quốc phòng chặt chẽ nhằm hạn chế việc sử dụng quyền phủ quyết. Nghị quyết cũng đưa ra đề xuất thành lập hội đồng quản lý EU gồm 15 thành viên. Ngoại trưởng Anh Jack Straw gợi ý rằng EU nên bỏ qua những chia rẽ xuất phát từ cuộc chiến Iraq để tìm kiếm một chính sách ngoại giao và an ninh hợp nhất.

Bên ngoài phòng họp tại khu vực phía Nam Rome, cảnh sát đã thắt chặt an ninh. Một khu vực rộng 4km được cách ly để ngăn chặn hàng nghìn người biểu tình chống toàn cầu hoá. Được biết, khoảng 6.000 người đã tham gia biểu tình tại khu vực phía Nam Rome, trong khi đó, 15.000 người khác đã tụ tập để tiến hành biểu tình có trật tự tại khu vực trung tâm thủ đô. Cho tới nay, cảnh sát đã bắt giữ 50 người tham gia biểu tình.

Đây là lần thứ 4 trong vòng 10 năm, các nước EU đảm nhiệm vai trò soạn lại hiến pháp. Hiến pháp chính thức sẽ phải được tất cả các cơ quan lập pháp và Nghị viện châu Âu phê chuẩn trước khi có hiệu lực.

(Huyền Trang - Theo AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Trung Quốc bắt giữ kẻ làm nhiễm độc hồ nước (06/10/2003)
TT đương nhiệm Chechnya nhiều khả năng chiến thắng (06/10/2003)
Al Qaeda trả tiền để JI tấn công khủng bố Bali (06/10/2003)
CHDCND Triều Tiên lên án Hàn Quốc điều quân tới Iraq (06/10/2003)
''Vẫn có thể tìm thấy vũ khí tại Iraq '' (06/10/2003)
Syria kêu gọi HĐBA lên án Israel (06/10/2003)
Tổng thống Arafat ban bố tình trạng khẩn cấp (06/10/2003)
Bộ mặt mới của khủng hoảng Trung Đông (06/10/2003)
Lại đánh bom tự sát, 20 người thiệt mạng (06/10/2003)
Lại đánh bom tự sát, 20 người thiệt mạng (06/10/2003)
Israel trả đũa sau vụ đánh bom của Jihad (06/10/2003)
Hạ viện Nhật đồng ý gia hạn Luật chống khủng bố (04/10/2003)
Pakistan thử thành công tên lửa Hatf-III (04/10/2003)
Arnold xin lỗi về scandal quấy rối tình dục (04/10/2003)
Dự thảo nghị quyết của Mỹ về Iraq bị phản đối kịch liệt (04/10/2003)
Tro ve dau trang