Đường dây nóng: hotnews@vasc.com.vn Tel HN: (04) 7722729 / 84 - 913564657 HCM: (08) 9104887 / 84 - 913882742
ENGLISH | Toà soạn và trị sự Tìm kiếm:
 
Mới, trong điều trị ung thư: Buồng tiêm tĩnh mạch
17:07' 12/06/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Một số cơ sở y tế tại TP.HCM như Trung tâm Medic, Nhi đồng 1, BV Ung bướu, BV Truyền Máu và Huyết học... đang áp dụng phương pháp truyền hoá chất và dưỡng chất bằng buồng tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân ung thư. Phương pháp này có tác dụng mang đến sự an toàn, thoải mái và tăng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Tại Việt Nam, từ trước đến nay, phương pháp truyền hoá chất và các dưỡng chất (máu, dịch truyền...) cho bệnh nhân (BN) ung thư, đặc biệt là ung thư giai đoạn cuối, chủ yếu vẫn là qua đường tĩnh mạch ngoại biên (chích vào ven ở tay, chân). Phương pháp này có những biến chứng và những tác dụng phụ không mong muốn như gây đau đớn cho bệnh nhân; gây vỡ mạch máu, thuốc ra ngoài gây hoạt tử; gây phù nề do độc chất của thuốc... BN phải nằm bất động trong BV, tâm lý nặng nề khi truyền thuốc, còn người nhà lại rất vất vả và tốn kém khi chăm sóc BN.

Theo BS Trương Đình Khải, Khoa Ngoại BV Nhi đồng 1, kỹ thuật đặt buồng tiêm dưới da không khó nhưng phải đảm bảo ba điều kiện:

- An toàn tuyệt đối

- Thao tác chính xác

- Săn sóc tuyệt đối phải vô trùng (vì đây vẫn là "vật lạ" khi nằm trong tĩnh mạch trung tâm, nên là yếu tố thuận lợi cho nhiễm trùng).

Để hạn chế những điều nói trên, tạo sự an toàn thoải mái và tăng cao chất lượng sống cho người bệnh, các nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển đã ứng dụng phương pháp truyền qua đường tĩnh mạch trung tâm (trực tiếp vào tim) bằng buồng tiêm tĩnh mạch (BTTM) bằng plastic có phủ titanium. Buồng tiêm có một đầu nối với kim nhỏ đặc biệt để đưa dưỡng chất, hóa chất từ bên ngoài vào và một đầu nối với ống thông (luồn bên trong cơ thể bằng phương pháp Seldinger) để đưa tiếp hoá chất, dưỡng chất vào tĩnh mạch chủ. Bộ dụng cụ này lại có thể lưu lại trong người bệnh nhân trong thời gian từ sáu tháng đến hơn năm năm.

BTTM do đó rất cần thiết với BN ung thư (nhất là bệnh nhi) cần phải hóa trị, theo chu kỳ với thời gian ngắt quãng và cần hồi sức tích cực. Không những áp dụng cho BN điều trị nội trú mà còn cho BN ngoại trú hay điều trị tại nhà, giúp cho người thân không phải bỏ bê công ăn việc làm, vừa tránh gây quá tải BV vừa giảm được sự lo lắng, căng thẳng. Ngoài ra, còn "cứu nguy" cho nhân viên y tế khi không thể tiêm chích những bệnh nhân suy kiệt, không còn ven hoặc nhiễm HIV/AIDS.

Quy trình thao tác đặt BTTM.

Hiện nay, giá cả của BTTM dao động khoảng hai - năm triệu đồng (chưa tính chi phí đặt). Phổ biến tại Việt Nam hiện nay là loại BTTM thế hệ mới, có tên thương mại Implantofix và Celsite do Đức sản xuất, được đặt hoàn toàn dưới da.  Ngoài ưu điểm thẩm mỹ, loại này có thể nối với túi bơm tự động bằng plastic (easypump-homepump) để bệnh nhân tự điều chỉnh lượng thuốc giảm đau một cách chủ động.

Ngoài những BV kể trên, còn có BV K (Hà Nội), BV Gia Định, BV ĐH Y dược, BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), BV Đa khoa Cần Thơ... áp dụng phương pháp này. Đến nay, đã có ít nhất bốn nghiên cứu khoa học của các bác sĩ, điều dưỡng tại Việt Nam nghiên cứu về BTTM. Tuy vậy, do số BV triển khai còn "đếm trên đầu ngón tay" nên số người được chỉ định đặt BTTM vẫn chỉ là "muối bỏ biển" so với những người mắc bệnh ung thư của cả nước.

Đặt BTTM.

Theo thống kê ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư là 200 người/100.000 dân. Còn trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 22 triệu người mắc/năm, dự báo 25 năm tới sẽ có 300 triệu người mắc mới, 200 triệu người chết. Trong đó, số bệnh nhân giai đoạn cuối đang điều trị kéo dài sự sống tại nhà ngày một tăng.

Được biết vào cuối thập niên 1970, việc sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung tâm vào tâm nhĩ phải đã được thực hiện. Năm 1980, BS Merritt của Pháp và cộng sự đã thực hiện trên bệnh nhi bị ung bướu. Cho đến nay, đây là thủ thuật ngoại khoa thường quy tại các bệnh viện ở nước ngoài, nhất là các nước phát triển. Người bệnh khi nhập viện sẽ được các BS đặt ngay BTTM mà không cần phải hỏi ý kiến. Trước đây, Việt Nam chỉ sử dụng ở Phòng Hồi sức của BV tuyến 4, lưu một tháng là lấy ra. Dụng cụ còn thiếu thẩm mỹ, bất tiện cho người sử dụng.

Vân Điển 

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xuất nhập khẩu thuốc: Báo cáo hàng tháng (11/06/2004)
Xuất nhập khẩu thuốc: Báo cáo hàng tháng (11/06/2004)
Cục Quản lý Dược mở trang web (10/06/2004)
Bang New York khởi kiện một hãng dược phẩm lớn (10/06/2004)
Giá bán lẻ thuốc do cơ sở bán lẻ quy định (09/06/2004)
Đầu tư y tế tuyến cơ sở: Vẫn hình nón lá ngược (09/06/2004)
23.000 người Việt Nam có nhu cầu ghép gan (08/06/2004)
BV Việt Đức: Đình chỉ công tác hai bác sĩ (08/06/2004)
Thanh tra thuốc BV: ''Không né tránh, làm quyết liệt!'' (08/06/2004)
Chưa xác định chủng viêm não mới (07/06/2004)
Ra mắt RU-21, thuốc chống tác hại của rượu, bia (07/06/2004)
280/700 cơ sở vi phạm việc cung ứng thuốc (07/06/2004)
Bệnh vẩy nến: Không đáng lo, nhờ liệu pháp UVAB (05/06/2004)
2005: Chăm sóc sức khoẻ miễn phí cho trẻ dưới sáu tuổi (05/06/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang
 
TIÊU ĐIỂM
Ngành ghép tạng: Mong lắm một Pháp lệnh!
Đi tông? Coi chừng liệt... của quý!
"'Cái ấy"... nhỏ và ngắn?
Cúm gia cầm có khả năng lây sang người
Từ tháng 7, áp dụng kỹ thuật mới ghép ngón tay cái
Xác định nguồn gốc của ''ung thư HIV''