Cẩn thận với khuẩn ăn thịt người!
17:02' 10/05/2004 (GMT+7)

Chín ngày sau khi Pearline Tan, ba tuổi, bị sốt và đau họng, các bác sĩ Singapore mới phát hiện em bị nhiễm một loại vi khuẩn hiếm, ăn thịt người.

Chạy đua với thời gian

Pearline Tan đang bình phục.

Nếu không có một y tá tên là Lim Sem Choo kịp thời phát hiện ra những chấm đen tí hon của thịt bị chết trên ngón trỏ, Tan có lẽ đã tử vong. Ngay sau khi phát hiện, Choo đã báo cho các bác sĩ tại Bệnh viện Mount Alvernia. Họ phát hiện em bé trên nhiễm bệnh necrotising fasciitis (nhiễm trùng hoại tử), và vi khuẩn đang ăn một phần hậu môn cùng âm đạo của em.

Nhiễm trùng hoại tử xảy ra khi vi khuẩn, tồn tại tự nhiên trên bề mặt da, xâm nhập xuống bên dưới qua vết cắt hoặc xước và bắt đầu huỷ hoại mô mềm cũng như cân mạc - bao mỏng phủ cơ. Cách duy nhất để cứu bệnh nhân là cắt bỏ vùng cơ thể bị nhiễm khuẩn. Nếu không, bệnh sẽ lây lan nhanh và gây tử vong trong hầu hết mọi trường hợp. Vi khuẩn gây bệnh ăn thịt người có thể được truyền nhiễm qua chất dịch của cơ thể, kể cả nước bọt. Khi lan tới mô cơ, bệnh được gọi là viêm cơ hoại tử và bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 12-24 giờ.

Tại Canada vào tuần trước, một phụ nữ đã tử vong và một bệnh nhân nam bị ốm nghiêm trọng do nhiễm khuẩn hoại tử sau khi phẫu thuật ở cùng một bệnh viện. Người đàn ông trên đang phục hồi song những người tiếp xúc gần gũi với hai bệnh nhân này đã được uống kháng sinh để đề phòng họ cũng bị nhiễm khuẩn. Mỗi năm tại Canada có 90-200 ca nhiễm khuẩn hoại tử và tỷ lệ từ vong là 20-30%. Các bác sĩ tại Singapore không thể giải thích tại sao một số người không thể chống lại nhiễm khuẩn hoại tử. Hiện cách thức nhiễm khuẩn nơi Pearline Tan vẫn còn là bí hiểm. Hai anh em của cô bé vẫn khoẻ mạnh.

Thường bệnh nhân nhiễm khuẩn hoại tử chết do được chẩn đoán quá muộn. Trong 89 bệnh nhân được nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Changi, Singapore giai đoạn 1997-2002, có 19 người đã tử vong và 20 người bị cắt cụt tay hoặc chân. Theo một nhóm các bác sĩ tại Changi, tuổi cao, các căn bệnh khác và việc trì hoãn phẫu thuật đã làm gia tăng nguy cơ tử vong. Phần lớn bệnh nhân trong số 89 người trên đều là người cao tuổi và 70% cũng mắc tiểu đường. Đối với 62 bệnh nhân, nhiễm khuẩn bắt đầu ở chân. 70 người sống sót cần trung bình 2,7 cuộc phẫu thuật để loại bỏ vi khuẩn hoại tử khỏi cơ thể.

Theo TS Helen Oh, nhà tư vấn bệnh truyền nhiễm tại CGH, trẻ em dưới năm tuổi và những người từ 50 trở lên có nguy cơ nhiễm khuẩn hoại tử cao hơn. Nguy cơ ngày càng cao hơn nếu họ bị tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, lạm dụng ma tuý, rượu cồn, áp huyết cao hoặc nghẽn mạch.

Thủ phạm gây bệnh

Nhiễm khuẩn hoại tử ở chân.

Nhiễm trùng hoại tử do nhiều loại vi khuẩn gây ra. Loại phổ biến nhất là vi khuẩn streptococcal nhóm A (cũng gây bệnh chốc lở). Thường thì các bệnh nhiễm trùng do những vi khuẩn này gây ra là ôn hoà. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm, vi khuẩn tạo ra các độc tố có thể huỷ hoại mô mềm dưới da và gây ra dạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, lây lan qua máu tới phổi và những cơ quan khác. Nhiễm trùng hoại tử cũng có thể do virbrio vulnificus gây ra. Con người có thể nhiễm loại vi khuẩn này nếu vết thương tiếp xúc với... nước biển.

Một loại nhiễm trùng hoại tử khác có thể do vi khuẩn trong ruột gây ra. Loại này ảnh hưởng nhiều nhất tới những người bị tiểu đường hoặc bệnh mạch ngoại vi. Thỉnh thoảng, người bị thương do súng đạn hoặc có khối u ở tuyến hạ tiêu hoá cũng nhiễm trùng hoại tử. Sự trầy xước da cho phép vi khuẩn nhiễm vào mô mềm. Vi khuẩn tạo độc tố gây nhiễm trùng hoại tử có thể lấy từ người sang người với điều kiện người đó có vết thương mở hoặc hệ miễn dịch suy yếu.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn hoại tử bao gồm vết thương giảm đau trong vòng 24-36 giờ rồi đột ngột trở nên tồi tệ hơn. Các triệu chứng khác là sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Da bệnh nhân thường đỏ, sưng phồng. Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột (trong vòng vài giờ hoặc một ngày) và lây lan nhanh. Nhiễm khuẩn hoại tử có thể làm suy các cơ quan nội tạng, dẫn tới tử vong.

  • Minh Sơn (Tổng hợp) 
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bệnh viện phải báo cáo hàng tuần về giá thuốc (10/05/2004)
Không gian châu Âu về y tế trên mạng (09/05/2004)
U não: Ung thư nguy hiểm, cần phát hiện sớm (09/05/2004)
Bác sĩ dùng tia X quá liều, con bệnh bỏng phóng xạ (09/05/2004)
Vượt không gian, khám chữa bệnh qua mạng (08/05/2004)
Bộ Y tế không cho ZPV mở chi nhánh Đồng Nai (07/05/2004)
Ngày 1/6, bé Diệp sẽ xuất viện (07/05/2004)
Nâng tầm vóc người Việt cao thêm 3-4cm (07/05/2004)
Đừng bắt tay nữa, nhiễm SARS bây giờ! (07/05/2004)
Thuốc trị suyễn ở Việt Nam: Phi-lý-đắng! (05/05/2004)
Chuẩn bị ba tỷ đồng cho giai đoạn "hậu ZPV" (05/05/2004)
Nghiên cứu virus: Tuyệt đối đảm bảo an toàn sinh học (05/05/2004)
Đà Nẵng: Không để sốt xuất huyết bùng phát thành dịch (05/05/2004)
Đà Nẵng: Tăng cường phòng chống dịch SARS (05/05/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang