(VietNamNet) - Trước tình hình bệnh SARS đang chớm tái phát ở Trung Quốc, Việt Nam hiện có những biện pháp nào để chuẩn bị đối phó với khả năng trở lại của dịch bệnh này? Phỏng vấn TS Nguyễn Văn Bình, cục phó Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS.
- Ngay sau khi bệnh SARS đã xuất hiện trở lại ở Trung Quốc, Bộ Y tế đã có những việc làm cụ thể gì để phòng chống từ xa sự lây lan của bệnh này?
|
TS Nguyễn Văn Bình: Các BV sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân có biểu hiện sốt nhưng chưa rõ nguyên nhân. |
- TS Nguyễn Văn Bình: Trước tình hình dịch SARS có nguy cơ quay trở lại và lại xâm nhập vào Việt Nam, ngay sau khi có thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 23/4 Bộ Y tế đã có công điện khẩn gửi giám đốc Sở Y tế, giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế biên giới, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố có cửa khẩu như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Lạng Sơn, Quảng Ninh... để yêu cầu tăng cường giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh Việt Nam từ các vùng dịch cũ, đặc biệt là từ Trung Quốc để phát hiện và xử lý theo quy định.
Ngày 27/4, Bộ Y tế tiếp tục có công văn khẩn đến các đơn vị có trách nhiệm về việc tăng cường giám sát các phòng xét nghiệm SARS.
Trả lời phỏng vấn của VietNamNet về việc lưu giữ an toàn những chủng virus SARS để tránh bị lây nhiễm như vừa xảy ra ở Trung Quốc, GS Hoàng Thủy Long, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết: ''Tôi không khẳng định Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có lưu giữ virus SARS. Nếu có lưu giữ, chúng tôi phải rất cẩn thận bởi nó có thể lây lan bất cứ lúc nào, nhất là trong điều kiện phòng thí nghiệm nhiệt độ thấp.
GS Hoàng Thủy Long cho biết thêm: Mặc dù SARS chưa lây lan sang Việt Nam nhưng chúng ta vẫn phải đề phòng, không nên chủ quan. Dù sao, ta đã có kinh nghiệm về chống SARS trong vụ dịch vừa qua nên công tác phòng dịch nay sẽ dễ dàng hơn. Dịch SARS thật sự lo ngại, nhưng hiện chúng ta không nên quá lo sợ! |
Cũng trong ngày 27/4, bộ trưởng Bộ Y tế đã có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm về tình hình viêm phổi do virus.
- Như vậy, ở Việt Nam vẫn còn lưu giữ virus SARS?
- Nếu có, việc lưu giữ này cũng nhằm mục đích nghiên cứu và phải đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Tuy nhiên, thực tế của Trung Quốc mới đây cho thấy: các trường hợp nhiễm SARS vừa qua đa số là cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Virus quốc gia Bắc Kinh. Vì vậy, ngay trong công văn khẩn vào hôm qua 27/4, Bộ Y tế đã đề nghị các viện trưởng, giám đốc BV chỉ đạo triển khai kiểm tra lại toàn bộ số lượng mẫu xét nghiệm bệnh nhân SARS, nếu còn lưu giữ tại địa phương, theo đúng quy định về bảo quản mầm bệnh tối nguy hiểm đã được WHO khuyến cáo.
Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường các trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho cán bộ đang làm việc tại phòng thí nghiệm có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Như vậy, công tác kiểm dịch biên giới, sân bay, hải cảng lại bắt đầu được thắt chặt?
- Từ ngày 5/7/2003, sau khi WHO thông báo dịch SARS đã được khống chế trên phạm vi toàn cầu, đến nay tại bảy cửa khẩu lớn của bảy tỉnh, thành là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng và Lào Cai có trên hai triệu người nhập cảnh, không phát hiện người nghi nhiễm SARS. Công tác kiểm dịch vẫn được tiến hành thường xuyên.
Hành khách nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt từ những vùng dịch cũ, được giám sát chặt chẽ. Nếu có biểu hiện sốt, sẽ được cách ly. Các BV sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân có biểu hiện sốt nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch SARS tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế thuộc hệ y tế dự phòng, hệ điều trị, cán bộ làm công tác thông tin giáo dục - sức khỏe, sửa chữa trang thiết bị, đồng thời khẩn trương hoàn tất thủ tục mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống SARS bằng viện trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
|