PDP, phụ gia thực phẩm thay thế hàn the
10:32' 25/04/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Phòng Polymer Dược phẩm, Viện Hoá học (thuộc Trung tâm KHTN&CN quốc gia) đã nghiên cứu và chiết xuất thành công phụ gia thực phẩm Phosphate (PDP) thay thế hàn the trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Tú, trưởng Phòng nghiên cứu Polymer Dược phẩm cho biết: ''PDP là một polymer sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên, hoàn toàn không độc hại, có tính kháng khuẩn, dùng để bảo quản thực phẩm và thức ăn tránh bị chua hay bị lên men, tăng độ dai, giòn cho thực phẩm và có tác dụng bảo quản tốt hơn hàn the''.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hóa học, PDP có ứng dụng đa dạng trong chế biến và bảo quản thực phẩm: nhóm thịt (giò chả, thịt hộp, nem chua,...); nhóm bột (bún, bánh cuốn, bánh phở, bánh đa nem,...); nhóm tinh bột (bánh su sê); nước giải khát, kem, sữa chua; các loại bánh và vỏ bao cho thực phẩm nguội như xúc xích, lạp xưởng,...

Hàn the là chất hóa học không màu, dễ tan trong nước, có tính sát khuẩn nhưng rất độc. Khi vào cơ thể, chỉ đào thải khoảng 80%, còn lại sẽ tích tụ trong người vĩnh viễn. Vì vậy, nếu sử dụng hàn the liều lượng ít trong một thời gian dài cũng nguy hiểm như dùng nhiều hàn the trong một lần.

Triệu chứng dễ nhận biết là: rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi khó chịu. Với trẻ em, sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não. Ngoài ra, hàn the còn làm tổn thương các tế bào gan, teo tinh hoàn và là một trong những tác nhân gây ung thư.

PGS Nguyễn Thị Ngọc Tú cho biết thêm: Để sản xuất một cân bún, bánh phở, bánh cuốn, khi dùng bột PDP thì chi phí chỉ khoảng hơn 100 đồng, còn với một cân giò thì chi phí này khoảng 600 đồng. "Khi dùng bột PDP thay thế hàn the, không nên chú trọng vào giá cả chênh lệch mà điều quan trọng là phụ gia PDP bảo đảm an toàn cho sức khoẻ cộng đồng.'' - PGS Nguyễn Thị Ngọc Tú băn khoăn - "Thế nhưng ở Việt Nam, nghiên cứu thành công là một chuyện, còn ứng dụng nó vào cuộc sống như thế nào lại là chuyện khác. Việc nghiên cứu nhiều khi chỉ là để nghiên cứu mà thôi''.

Phụ gia PDP đã được Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm cho phép sản xuất và lưu hành trên cả nước từ cuối năm 2003. Trước đó, từ năm 1998, Việt Nam đã chính thức cấm sử dụng hàn the như một phụ gia thực phẩm; sau khi các nhà khoa học đã trên thế giới đã phát hiện ra những độc tính của hàn the từ hồi... những năm 60-70 của thế kỷ trước. 

Đã giảm dần tỷ lệ dùng hàn the trong chế biến bánh phở. 

Theo kết quả khảo sát  mới đây của Sở Thương mại Hà Nội, trên phạm vi thành phố đã cho sử dụng PDP tại một số cơ sở chế biến thực phẩm. Qua điều tra tại 80 cơ sở chế biến giò chả, có đến 60 cơ sở không dùng hàn the. Xét nghiệm một số mẫu bánh cuốn Thanh Trì, thấy còn 33% cơ sở có sử dụng hàn the song như vậy là đã giảm 30% so với trước. Kiểm tra 30 mẫu bánh su sê, có 63% không dùng hàn the.

Theo TS Trần Đáng, phó cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), vài năm trở lại đây, tỷ lệ giò chả, bánh phở sử dụng hàn the đã giảm: "Nếu như ở năm 2001, tỷ lệ này lên tới 78% thì năm 2002 chỉ còn 37% và gần đây nhất chỉ còn 17%''.

BS Nguyễn Thị Dụ, giám đốc Trung tâm Chống Độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết: ''Trong năm 2003, số bệnh nhân nhập viện do ngộ độc hàn the, phẩm màu công nghiệp đã giảm mạnh. Những tháng đầu năm 2004, chúng tôi chưa tiếp nhận bệnh nhân nào ngộ độc do những chất trên''.

  • L.Hà

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ghép mô buồng trứng của chị cho em (24/04/2004)
Một chết, hai nhiễm: SARS "made in Beijing" (24/04/2004)
Sử dụng máy Trugene định gien virus viêm gan B, C (24/04/2004)
SARS đã quay trở lại Trung Quốc (23/04/2004)
Bác sĩ kê đơn và nhà thuốc: Có tội với người bệnh? (23/04/2004)
Đà Nẵng: Các bệnh viện gặp khó khăn về nguồn thuốc (22/04/2004)
Nhiễm giun: Bệnh "kinh niên" của học sinh (22/04/2004)
Lập tổ thẩm định hồ sơ nhập khẩu thuốc (21/04/2004)
15% thanh niên Hà Nội quan hệ trước hôn nhân (21/04/2004)
Ninh Thuận: 40 bác sĩ trẻ về làng (21/04/2004)
Ngộ độc thực phẩm hoá chất từ dây chuyền "hồn nhiên" (21/04/2004)
TP.HCM: Trẻ bị đau bụng vì... sợ học (19/04/2004)
Ba "đòn mạnh" đầu tiên để bình ổn giá thuốc (19/04/2004)
Hà Nội: Cần tiêu hủy hơn 3 tấn thuốc BVTV (18/04/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang