Giải pháp đột phá: Bình ổn thuốc trong bệnh viện
20:00' 13/04/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Bệnh viện cần đảm bảo đủ thuốc cho người bệnh, xem đó là giải pháp độ phá để tham gia bình ổn giá thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Ngọc Trọng đề nghị vậy tại hội nghị của Cục Quản lý Dược vào hôm nay 13/4.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác dược năm 2003 và triển khai kế hoạch năm 2004 của Cục Quản lý Dược, thứ trưởng Lê Ngọc Trọng nhận xét: ''Năng lực sản xuất thuốc của Việt Nam vẫn còn hạn chế vì trên thị trường còn tới 60% thuốc nhập ngoại. Còn thuốc sản xuất trong nước tới 90% mua nguyên liệu từ nước ngoài. Ngành dược cũng còn nhiều tồn tại rất lớn, nhất là để giá thuốc tân dược tăng mạnh. Dù chỉ có một số mặt hàng thuốc tăng nhưng cũng đã ảnh hưởng đến đời sống xã hội...".

Thư trưởng nhấn mạnh: ''Bộ Y tế đã trình Chính phủ bảy biện pháp bình ổn giá thuốc. Trong đó, giải pháp đột phá vẫn là bình ổn thuốc trong bệnh viện (BV). Nếu BV đảm bảo đủ thuốc cho người bệnh, sẽ giải quyết được tình trạng người bệnh không phải ra ngoài mua thuốc, hạn chế dần hiện tượng bác sĩ kê đơn theo biệt dược, cùng các "mối quan hệ" giữa bác sĩ với trình dược viên. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tập trung chỉ đạo giải quyết vấn đề này để bình ổn giá thuốc trên thị trường''.

Theo Cục Quản lý Dược, năm 2003 được đánh giá là có nhiều biến động của ngành dược Việt Nam. Bình quân tiền thuốc chữa bệnh ở Việt Nam chỉ đạt 7,6 USD/người/năm, những tháng đầu năm 2004 tăng 0,9 USD nhưng vẫn thấp so với các nước trong khu vực, đặc biệt là tình hình giá thuốc tăng mạnh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, ngành dược đã thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn ''Thực hành tốt sản xuất thuốc'' (GMP): cả nước đã có 41 cơ sở đạt tiêu chuẩn; thuốc xuất khẩu tăng 5,31% so với năm 2002, thuốc sản xuất trong nước chiếm gần 40% về giá trị tiêu dùng thuốc năm 2003...

Cục trưởng Cục Quản lý Dược Trần Công Kỷ: Còn nhiều khó khăn trong viện bình ổn giá thuốc.

Ông Trần Công Kỷ, cục trưởng Cục Quản lý Dược, đã thừa nhận những tồn tại của ngành về việc quản lý giá thuốc: ''Trong năm 2003, có một số mặt hàng thuốc tăng giá, chủ yếu là biệt dược nước ngoài. Cục đã phối hợp với các ngành liên quan xây dựng và trình lãnh đạo Bộ Tài chính và Bộ Y tế các văn bản hướng dẫn nhằm bình ổn giá thuốc như việc kê khai, niêm yết giá thuốc. Tuy nhiên, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn''.

Đại diện Cục Quản lý Dược cũng đồng tình với bảy biện pháp mà Bộ Y tế đưa ra nhằm bình ổn giá thuốc. Một trong những kiến nghị liên quan đến giá thuốc mà Bộ Y tế cần giải quyết liên quan đến Cục Quản lý Dược là chấn chỉnh, củng cố bổ sung các quy định về cấp số đăng ký nhập khẩu; đặc biệt là cấp phép nhập khẩu theo chuyến cho các thuốc chưa có số đăng ký. Đây là một trong những khâu và mặt hàng có đơn giá cao và phức tạp trong thời gian qua.

  • L.Hà

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chiết xuất saponin toàn phần từ cây ngưu tất (13/04/2004)
Triển khai ngay các giải pháp mạnh để chống độc quyền (12/04/2004)
Giá thuốc bán lẻ do nhà bán lẻ niêm yết (12/04/2004)
Nhà vi khuẩn học hàng đầu Đặng Đức Trạch qua đời (11/04/2004)
Điện ảnh không thuốc lá, dễ hay khó? (10/04/2004)
Ngày càng gia tăng các bệnh tim mạch (10/04/2004)
Tìm gien gây trầm cảm: Khả thi hay không? (10/04/2004)
Cấp thẻ khám bệnh cho người nghèo ở Tây Nguyên (10/04/2004)
2005: Bán thuốc điều trị AIDS giá rẻ cho bệnh nhân HIV/AIDS (10/04/2004)
Phòng chống HIV/AIDS: Thách thức chồng thách thức! (10/04/2004)
Trưởng đại diện WHO tại VN nhận Huân chương Hữu nghị (09/04/2004)
Kiểm tra lại các bệnh viện bán thuốc giá cao (09/04/2004)
Chấm dứt hoạt động của Zuellig Pharma VN sau ngày 5/9 (09/04/2004)
Cảnh báo tiêu chảy do virus ở trẻ (08/04/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang