Điện ảnh không thuốc lá, dễ hay khó?
19:29' 10/04/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Cảnh diễn viên phì phèo điếu thuốc là chuyện "muôn năm cũ". Để có vẻ "suy tư hơn", hay chỉ đơn giản là lấy thuốc lá để che đi sự lúng túng trong diễn xuất?

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát: Cục Điện ảnh sẵn sàng cắt bỏ những cảnh hút thuốc lá.

Điện ảnh từ lâu đã được xem là "công cụ" quảng cáo rất tốt cho thuốc lá, và nói như bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, cục phó Cục Điện ảnh, thì "giới văn nghệ sĩ không biết rằng chúng ta đã làm một việc tiếp tay cho... giặc"! Bà Hồng Ngát khẳng định: "Cục Điện ảnh sẽ xiết chặt hơn khâu duyệt kịch bản và sẵn sàng cắt bỏ những cảnh hút thuốc lá, thậm chí có thể còn cấm phát hành những bộ phim đưa những cảnh hút thuốc". Trong khi đó, mặc dù lên kế hoạch từ năm ngoái nhưng đến thời điểm này, chương trình Điện ảnh chiều thứ Bảy chỉ hoàn thành được một bộ phim dài hai tập với đề tài chống thuốc lá (Vẫn còn đó tình yêu, của đạo diễn Trần Lực, sẽ được khởi chiếu vào tháng tới).

Không chỉ có điện ảnh Việt Nam lên tiếng ủng hộ việc cấm những cảnh hút thuốc trên phim mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã kêu gọi hai trung tâm phim ảnh lớn nhất thế giới - Hollywood và Bollywood - hãy ngừng chiếu các cảnh hút thuốc, còn những phim có cảnh hút thuốc phải được xếp vào hàng phim hạn chế đối với trẻ em. WHO cũng yêu cầu ngành điện ảnh Việt Nam không tiếp tục trở thành phương tiện chuyên chở cho tử vong và bệnh tật. 

Uỷ ban Phòng chống Tác hại của Thuốc lá cũng đã từng làm một cuộc điều tra về tình trạng hút thuốc trên phim với những kết quả đáng kinh ngạc. Khi được hỏi lý do diễn viên hút thuốc khi diễn, có đến 85% trả lời rằng họ hút thuốc là để thể hiện tính cách nhân vật, 9% cho là theo ngữ cảnh, chỉ có 5% cho rằng do đạo diễn yêu cầu. Tuy nhiên, trong biểu đồ thống kê tỷ lệ người hút thuốc trong đội ngũ làm phim thì tỷ lệ diễn viên hút thuốc chỉ chiếm 34,1% trong khi con số này ở phía đạo diễn cao hơn nhiều, chiếm đến 72%. Quan điểm của các văn nghệ sĩ về hút thuốc lá trên màn ảnh và sân khấu cũng rất hết sức khác nhau. 46,7% cho rằng không nên hút thuốc lá trên sàn diễn, trong khi số còn lại (53,3%) cho rằng nên hút thuốc lá khi diễn.

Theo đạo diễn Trần Ngọc Phong, "cứ diễn xuất yếu là đạo diễn cho diễn tả nội tâm nhân vật bằng điếu thuốc, nhiều khi có tay không biết để làm gì. Tôi cho đó chỉ là một cách để "chữa cháy", vì thuốc lá không phải là cách duy nhất để thể hiện suy nghĩ của nhân vật". Đạo diễn Vương Đức cũng đồng ý với quan điểm này: "Chén nước chè và điếu thuốc là hai biểu hiện  Để che đi diễn xuất yếu và cách xử lý vụng về của mình, nhiều đạo diễn đã vớ lấy hình ảnh chén nước và điếu thuốc, tôi cho đó là những người vô trách nhiệm".

Song phải nói rằng việc chấm dứt hoàn toàn các cảnh hút thuốc trên phim không phải là điều dễ dàng. Hạn chế các cảnh hút thuốc trên màn ảnh là đìều cần thiết nhưng cũng không nên quá cứng nhắc trong chuyện này. Đạo diễn Trần Ngọc Phong phân tích: "Nếu cấm hẳn không được đưa các cảnh hút thuốc lên phim thì tôi nghĩ sẽ rất khó, đặc biệt là khi làm phim về thời xưa...". Nhìn từ góc độ người quản lý trong lĩnh vực điện ảnh, bà Hồng Ngát nhận định: "Văn nghệ xưa nay vẫn thế, chỉ có thể góp phần cải thiện tình hình chứ không thể làm thay đổi nó. Đôi khi không phải do diễn xuất của diễn viên kém mà dùng đến điều thuốc, đó chỉ là một cách bao biện cho sự non kém về chuyên môn của đạo diễn. Đổ hết lỗi cho diễn viên là không công bằng".

Đạo diễn Vương Đức: Nếu ta làm tốt thì tình hình hút thuốc lá sẽ giảm không chỉ trên phim. 

Trong khi đó, đạo diễn Vương Đức chua chát: "Mính hay có thói quen đánh trống bỏ dùi trong rất nhiều việc và cần phải loại bỏ nó. Kể từ cuộc vận động đưa thuốc lá ra khỏi màn ảnh, chưa ai có một cuộc điều tra nào về hiệu quả của khẩu hiệu này đến đâu. Tuy nhiên, tôi cho việc chấm dứt hoàn toàn các cảnh hút thuốc lá trên phim là một điều rất là khó. Cuộc sống như thế nào thì điện ảnh mô tả như vậy vì nó vốn là tấm gương phản chiếu xã hội. Ở nước ngoài họ, chống hút thuốc lá rất tốt do biện pháp của họ rất mạnh. Nếu ta cũng làm vậy, tôi chắc tình hình hút thuốc lá sẽ giảm không chỉ trên phim. Tôi là người hút thuốc lá lâu năm và cũng đã thử bỏ thuốc vài lần nhưng không biết lần này có thành công không, sẽ vô cùng khó. Tôi nghĩ việc loại bỏ hoàn toàn thuốc lá trên phim là điều không dễ dàng".

Các đạo diễn thì nghĩ vậy nhưng từ góc độ của diễn viên, đôi khi đây lại là chủ trương sai lầm. "Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ nhưng tôi nghĩ từ lâu thuốc lá đã là biểu tượng cho những người đàn ông thực thụ. Những phim có các nhân vật mà tôi thích thường gắn liền với cái tẩu và điếu thuốc lá và hình ảnh này gây ấn tượng ghê gớm. Về mặt sức khoẻ mà nói, hút thuốc lá rất có hại và tôi ủng hộ việc cấm hút thuốc. Nhưng về mặt nghề nghiệp, nếu không có thuốc lá, hình tượng nhân vật sẽ trở nên đơn điệu, nó giống như món ăn thiếu gia vị vậy." - nghệ sĩ Hồng Vân nói. Nghệ sĩ Khánh Huyền thì cho rằng: "Thực ra, việc hút thuốc lá trên phim chỉ nhằm mục đích thể hiện tâm trạng nhân vật trong những hoàn cảnh nhất định. Từ trước đến nay, các đạo diễn hơi lạm dụng những cảnh hút thuốc trên phim nên gây phản cảm và làm khán giả cảm thấy nhàm. Việc chủ trương cắt những cảnh hút thuốc trên phim là một việc làm có tính giáo dục nhưng lại có phần gây bất tiện đối với những người làm phim bởi nhiều lúc muốn thể hiện tâm trạng nhân vật thì sẽ hơi khó". 

Tác hại của thuốc lá là điều không cần phải bàn tới ở bài viết này. Song, việc cân nhắc nên loại bỏ hoàn toàn những cảnh hút thuốc trong phim Việt Nam là điều không đơn giản và không thể thực hiện ngay lập tức, vì nói như đạo diễn Vương Đức, điện ảnh là tấm gương phản ánh cuộc sống. Còn chức năng hướng dẫn cuộc sống, liệu điện ảnh Việt Nam có thể làm và làm ngày càng tốt hơn, vì một xã hội không thuốc lá?

  • B.H  

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ngày càng gia tăng các bệnh tim mạch (10/04/2004)
Tìm gien gây trầm cảm: Khả thi hay không? (10/04/2004)
Cấp thẻ khám bệnh cho người nghèo ở Tây Nguyên (10/04/2004)
2005: Bán thuốc điều trị AIDS giá rẻ cho bệnh nhân HIV/AIDS (10/04/2004)
Phòng chống HIV/AIDS: Thách thức chồng thách thức! (10/04/2004)
Trưởng đại diện WHO tại VN nhận Huân chương Hữu nghị (09/04/2004)
Kiểm tra lại các bệnh viện bán thuốc giá cao (09/04/2004)
Chấm dứt hoạt động của Zuellig Pharma VN sau ngày 5/9 (09/04/2004)
Cảnh báo tiêu chảy do virus ở trẻ (08/04/2004)
Đã có dấu hiệu của dịch viêm não virus (08/04/2004)
Giám đốc bệnh viện: Được giao nhiều quyền mà... lo! (08/04/2004)
Đà Nẵng: Vượt chỉ tiêu trong ngày hội hiến máu nhân đạo (07/04/2004)
Sử dụng máu toàn phần cao, ít hiến máu từng phần (07/04/2004)
Tạo ra cạnh tranh giá giữa các hãng dược phẩm (06/04/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang