Vẫn thiếu cán bộ chống bệnh lao
20:34' 24/03/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Những năm gần đây, kết quả phòng, chống lao của Việt Nam liên tục được duy trì vượt mục tiêu của WHO đề ra: phát hiện 87,5% bệnh nhân lao phổi trong cộng đồng, và số bệnh nhân lao được điều trị khỏi là gần 90%. Mặc dù vậy, báo động về thiếu cán bộ chống lao vẫn còn đó...

Theo mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2005, hàng năm các nước có gánh nặng bệnh nhân lao cần phát hiện 70% người bị lao là nguồn lây xuất hiện trong cộng đồng, và điều trị khỏi 85% cho số bệnh nhân lao được phát hiện. Kết quả tại Việt Nam vài năm gần đây đã phát hiện 87,5% bệnh nhân lao phổi trong cộng đồng, và số bệnh nhân lao được điều trị khỏi là gần 90%. Các thông tin trên được đưa ra tại lễ mit-tinh tổ chức nhân Ngày Thế giới Phòng, chống Lao 24/3 tại Hà Nội, với chủ đề ''Vì mỗi hơi thở cuộc sống, hãy ngăn chặn bệnh lao''.

Thời gian qua, Chương trình quốc gia phòng, chống lao đã triển khai ở 100% số huyện trên toàn quốc và ở 99% dân số bằng biện pháp hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát (DOTS). Tuy vậy, vẫn còn một số vùng, đối tượng chưa được tiếp cận, đặc biệt là người dân vũng sâu, vùng xa. Nguy cơ nhiễm lao ở Việt Nam là 1,7%/năm.

 

Phát biểu tại mit-tinh, PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ, giám đốc BV Lao và Bệnh phổi Trung ương, chủ nhiệm Chương trình quốc gia phòng, chống lao cho biết: ''Mặc dù Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác phòng chống bệnh lao nhưng hiện nhu cầu cán bộ chống lao chưa được đáp ứng đầy đủ. Ở nhiều tỉnh còn thiếu cán bộ, đặc biệt ở các tuyến huyện của tỉnh miền núi, biên chế cán bộ cho chống lao vừa thiếu, lại phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nên đã gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hoạt động chống lao''. 

  • L.Hà

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phổi của bào thai nói với mẹ: Con muốn chào đời! (24/03/2004)
Thêm một bệnh nhân viêm phổi do virus (23/03/2004)
Bệnh lao không loại trừ một ai (23/03/2004)
Có thể xử lý điểm một số công ty tăng giá thuốc (23/03/2004)
Mô vú của người phát triển trên cơ thể chuột (23/03/2004)
Đà Nẵng: Thêm một bệnh viện lớn đi vào hoạt động (22/03/2004)
Đại dịch HIV/AIDS gia tăng với diễn biến phức tạp (22/03/2004)
Khi chính phủ Mỹ hướng dẫn chuyện... ăn cá! (21/03/2004)
Nước tái chế - nguồn mầm bệnh nguy hiểm (21/03/2004)
Sáu tháng tuổi, thay tám... cơ quan nội tạng (20/03/2004)
Thêm một trung tâm chạy thận cho trẻ em (20/03/2004)
Tìm thấy enzyme điều chỉnh trọng lượng cơ thể (18/03/2004)
Viêm phổi do virus đã được khống chế? (16/03/2004)
Người ghép tạng: 'Nhọc nhằn'' với thuốc và thanh toán bảo hiểm (16/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang