Nước tái chế - nguồn mầm bệnh nguy hiểm
02:43' 21/03/2004 (GMT+7)

Trong thời đại khan hiếm nước ngọt, con người dùng đủ mọi nguồn nước phục vụ sinh hoạt - nước mưa, ngầm, nước bẩn tái chế - nhằm tiết kiệm nước. Tuy nhiên, không ai biết rằng mình đang đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm nhiều mầm bệnh và chất ô nhiễm hóa học.

Uống nước ở công viên rất nguy hiểm vì có thể uống phải nước tái chế.

Các nhà khoa học thuộc ĐH Monash (Melbourne, Australia) vừa cho công bố kết quả nghiên cứu về nước tái chế trên số mới nhất của tạp chí Y học Australia. Họ cho biết: Hiện nay, hơn một nửa nước sinh hoạt được dùng để tưới vườn, xả toa-let, giặt quần áo hoặc cho những công việc không đòi hỏi chất lượng nước phải cao như nước uống. Với sáu năm liền khô hạn khiến cho nguồn nước bị thiếu hụt, người dân Australia đang phải sử dụng những nguồn nước thay thế này để phục vụ cho các nhu cầu nói trên.

TS Martha Sinclair, thành viên nhóm nghiên cứu, nóit: "Do thời tiết khô hạn và khí hậu thay đổi, chúng tôi phải hướng đến các nguồn nước khác nhau để thay thế cho thứ nước "chất lượng cao" dùng để uống. Nếu dùng nước ngầm tái chế, chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng nhiễm phân, bởi vì nguồn nước này được thải ra từ máy giặt và vòi tắm hoa sen. Nó phụ thuộc vào ai đang ở trong nhà - nếu phải giặt tã lót, chắc chắn là bạn sẽ bị phơi nhiễm với một lượng phân đáng kể. Cùng với xà phòng, tế bào chết từ da do tắm rửa, chất bẩn sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn mang mầm bệnh sinh sôi nảy nở".

Cho đến nay, số lượng người dân Australia sử dụng nước ngầm tái chế vẫn chưa nhiều đến mức báo động. Tuy nhiên, việc thiếu nước như hiện tại nếu kéo dài sẽ khiến cho ngày càng nhiều người sử dụng nước tái chế. Sinclair cho biết ống dẫn nước tái chế đang được lắp đặt tại một số khu dân cư mới, và đây chính là nơi chứa nhiều nguy cơ tiềm tàng nhất. Nếu như có ai đấy khuyên mọi người đừng dùng nước tái chế cho một số sinh hoạt, chắc chắn nhiều người vẫn sẽ dùng bởi vì nguồn nước này rẻ hơn so với nước máy, vốn được dùng để ăn uống. Những người trang bị thêm ống dẫn nước tái chế cho nhà mình cũng gặp nguy hiểm, bởi hoàn toàn có khả năng họ sẽ nối nhầm với ống nước máy, và khi đấy họ sẽ phải uống nước tái chế.

Sinclair nhấn mạnh: Hiện nhiều người ở vùng Rouse Hill, ngoại ô Sydney, đang dùng nước tái chế để bơm vào bể bơi thay cho nước máy để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, nguy cơ tiềm ẩn ở việc trẻ em thỉnh thoảng vẫn uống nước trực tiếp từ các vòi nước ngầm tái chế.

Hiện nay, chính phủ Australia đã đưa ra các khuyến nghị về việc sử dụng nước tái chế trên cả nước, đồng thời xem xét việc dùng nước tái chế để tưới cho công viên và các sân thể thao. Dự kiến, đến cuối năm nay, chính phủ sẽ quy định mức hình phạt dưới dạng văn bản cụ thể đối với việc cung cấp và sử dụng nước tái chế.

Khánh Hà (Theo ABC)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sáu tháng tuổi, thay tám... cơ quan nội tạng (20/03/2004)
Thêm một trung tâm chạy thận cho trẻ em (20/03/2004)
Tìm thấy enzyme điều chỉnh trọng lượng cơ thể (18/03/2004)
Viêm phổi do virus đã được khống chế? (16/03/2004)
Người ghép tạng: 'Nhọc nhằn'' với thuốc và thanh toán bảo hiểm (16/03/2004)
Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lao kèm HIV tăng 300% (16/03/2004)
Sữa XO giúp ngừa những hiện tượng nhiễm virus ở trẻ (16/03/2004)
Vi khuẩn lao kháng thuốc: Mối đe doạ vẫn lớn dần... (16/03/2004)
''Máu cứu người ở ngay trong trái tim mỗi người'' (15/03/2004)
Bé Diệp nhận được 100 triệu đồng hỗ trợ đầu tiên (14/03/2004)
Béo phì - bi kịch rất Mỹ và chiến dịch của Nhà Trắng (14/03/2004)
Hội Chữ Thập đỏ Mỹ và Ajinomoto hỗ trợ phát triển cộng đồng (14/03/2004)
500 người tham gia hiến máu nhân đạo (14/03/2004)
Bệnh hói đầu và chứng nhồi máu (13/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang