Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lao kèm HIV tăng 300%
21:44' 16/03/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo BS Hoàng Thị Quý, giám đốc BV Lao và Bệnh Phổi Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp kèm HIV năm 2003 tại BV tăng 300% so với năm 1998. Trong đó, tử vong ở bệnh nhân HIV/AIDS chiếm đến 70% số tử vong chung tại đây.

Xét nghiệm vi khuẩn lao trong đờm của bệnh nhân.

HIV là nguyên nhân chính của tình trạng gia tăng số bệnh nhân lao đăng ký điều trị trong Chương trình chống lao (CTCL) của TP.HCM từ năm 2001 trở lại đây. Phòng chỉ đạo tuyến BV Phạm Ngọc Thạch đã thống kê: Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lao kèm HIV tại TP.HCM trong các năm qua vào khoảng trên 30%, cao gần 15 lần so với số bệnh nhân lao không kèm nhiễm HIV.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CTCL quốc gia từng chủ trương điều trị phòng ngừa lao cho đối tượng nhiễm HIV với thuốc Isoniazide nhằm hạn chế phần nào sự gia tăng tỷ lệ mắc lao trong cộng đồng, nhất là ở người nhiễm HIV. Tổ chức tầm soát nhiễm HIV cho bệnh nhân lao, cũng như chăm sóc, điều trị phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng cơ hội khác. Điều trị thuốc kháng virus HIV cho người bệnh lao nhiễm HIV song song với điều trị lao nhằm giảm tỷ lệ tử vong.

Tuy nhiên, chủ trương trên chưa được thực hiện trên cả nước vì nhiều lý do. Thứ nhất, CTCL chưa có được danh sách đầy đủ người nhiễm HIV, vì phần đông là đối tượng nghiện ma tuý, còn đối tượng xét nghiệm tầm soát HIV tự nguyện thì danh tính không được tiết lộ nếu chưa có sự đồng ý của họ. Thứ hai, tỷ lệ kháng thuốc Isoniazide trong bệnh nhân mắc lao khá cao (khoảng 20%) nên khi sử dụng thuốc này một cách đơn độc sẽ làm tăng thêm tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng và trực tiếp đe doạ đến tỷ lệ trị lành của phác đồ ngắn ngày này. Thứ ba, giá thành của thuốc kháng virus hiện nay còn cao. Cho dù tầm soát phát hiện HIV trong quần thể người mắc lao đăng ký điều trị trong CTCL quốc gia cũng khó thể làm gì hơn là điều trị lao đơn thuần. Thứ tư, vẫn chưa có sự phối hợp  giữa Chương trình Phòng chống Lao với Phòng chống HIV/AIDS.

Đươc biết với sự tài trợ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) qua Dự án Life-Gap, CTCL quốc gia sẽ triển khai thí điểm hệ thống tầm soát lao trong người nhiễm HIV và ngược lại trong số bệnh nhân lao đăng ký điều trị, cũng như triển khai hệ thống chuyển bệnh nhân qua lại giữa hai chương trình nhằm tìm ra mô hình tối ưu tích hợp hoạt động của CTCL và phòng chống HIV.

TP.HCM là một trong ba tỉnh, thành (cùng với Quảng Ninh, Hải Phòng) được chọn thực hiện thí điểm dự án trên trong năm 2004.

Vân Điển

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sữa XO giúp ngừa những hiện tượng nhiễm virus ở trẻ (16/03/2004)
Vi khuẩn lao kháng thuốc: Mối đe doạ vẫn lớn dần... (16/03/2004)
''Máu cứu người ở ngay trong trái tim mỗi người'' (15/03/2004)
Bé Diệp nhận được 100 triệu đồng hỗ trợ đầu tiên (14/03/2004)
Béo phì - bi kịch rất Mỹ và chiến dịch của Nhà Trắng (14/03/2004)
Hội Chữ Thập đỏ Mỹ và Ajinomoto hỗ trợ phát triển cộng đồng (14/03/2004)
500 người tham gia hiến máu nhân đạo (14/03/2004)
Bệnh hói đầu và chứng nhồi máu (13/03/2004)
Năm 2003: 13,5 triệu người nghèo được khám, chữa bệnh (11/03/2004)
Tăng gấp đôi kinh phí phòng chống HIV/AIDS: 6 tỷ đồng (11/03/2004)
Tử cung ảo giúp hạn chế sinh thiếu tháng (11/03/2004)
Tạo phôi thai người đầu tiên nhờ cấy ghép mô buồng trứng (09/03/2004)
Sốt xuất huyết hoành hành khắp Indonesia (09/03/2004)
Dùng công nghệ ADN để chống ung thư da (08/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang