Sở Y tế TP.HCM yêu cầu:
Cách ly người bệnh có dấu hiệu liên quan đến cúm gà
12:48' 14/01/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Khi phát hiện bệnh nhân sốt cao, khó thở, có các dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp (ho, sổ mũi...) và trước đó có tiếp xúc với vùng có dịch cúm nặng hoặc người bị cúm nặng, tiếp xúc với vùng có dịch cúm trên gà hoặc súc vật bệnh, chết, liên quan đến cúm gà, phải tổ chức điều trị cách ly tại chỗ (khoa nhiễm, phòng riêng trong cơ sở không có khoa nhiễm hoặc tại nơi cư trú)... và báo ngay cho Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng TP để được hỗ trợ chẩn đoán và xử trí.

Mang gà đi thiêu hủy ở Bình Hưng Hòa. (Ảnh TN).

Đó là chỉ đạo của Sở Y tế TP.HCM, qua công văn vừa gởi đến tất cả cơ sở y tế trực thuộc, kể cả các cơ sở y tế tư nhân. Trách nhiệm tổ chức hệ thống giám sát bệnh cúm trên toàn thành phố được trao cho Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM.

Sở Y tế TP lưu ý: Các cơ sở điều trị phải chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị - nhất là thiết bị hồi sức cấp cứu, kháng sinh chữa bội nhiễm... Các trung tâm y tế quận huyện chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc và cơ sở y tế tư nhân thực hiện tốt các yêu cầu phòng chống dịch. Tăng cường thông tin hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh lây qua đường hô hấp: tránh tiếp xúc với người bệnh, vùng có dịch bệnh; mang khẩu trang khi tiếp xúc; rửa tay và vệ sinh thân thể sau tiếp xúc; giữ cơ thể khỏe mạnh để tăng sức đề kháng.

Sở cũng yêu cầu các cơ sở và tổ chức trực thuộc sẵn sàng hướng dẫn và hỗ trợ ngành thú y thực hiện các biện pháp thanh khử trùng, không chỉ cho gia súc gia cầm mà cho cả môi trường sống chung quanh và cả quá trình thu gom, vận chuyển xử lý gà, súc vật chết. Cán bộ y tế tiếp xúc, chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh vô trùng phòng ngừa lây nhiễm. Người tiếp xúc với nguồn bệnh (gà chết, gà bệnh, súc vật bệnh có liên quan khác...) phải có đủ phương tiện bảo hộ (khẩu trang, nón, găng tay...) và thực hiện các biện pháp tiệt trùng (rửa tay bằng xà bông, thuốc sát trùng, tắm rửa kỹ...) sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

* Trước đó, ngày 12/1, Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM cũng đã có văn bản về việc kiểm soát chặt chẽ các bếp ăn bán trú, căng-tin trường học và cả bếp ăn công nghiệp, đặc biệt là không được sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

  • Linh Chi
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Ráo riết chặn dịch cúm gà
Hàn Quốc: Cúm gà lan ra ngoài vòng cách ly
TP.HCM làm mọi cách để ngăn dịch cúm gà
Chính phủ gửi công điện về kiểm soát bệnh cúm gà
Dịch cúm gà ở Hàn Quốc: Đến hẹn lại “lên”?
Dịch cúm gà đang diễn biến phức tạp
Chưa xác định được ''thủ phạm'' dịch cúm gà ở VN
Phát triển vaccine chống cúm gà Hongkong
Nguy cơ bùng phát dịch cúm gà ở Hong Kong
Dịch cúm gà xuất hiện tại Hàn Quốc
CÁC TIN KHÁC:
Chuỗi MANS - hy vọng mới cho bệnh nhân hen suyễn (14/01/2004)
Thêm một trường hợp nhập viện (14/01/2004)
Thêm một trường hợp nhập viện (14/01/2004)
Bệnh nhân tử vong do "cúm Hong Kong" (14/01/2004)
Đã tìm ra virus H5N1 gây ra cúm A! (12/01/2004)
Hạt nano gây nguy hiểm cho não người (11/01/2004)
Cơ sở y tế không được từ chối cấp cứu (09/01/2004)
''Trẻ tử vong tại Viện Nhi Trung ương không phải do dịch'' (09/01/2004)
4 ca phẫu thuật tim hở tại Hàn Quốc thành công (07/01/2004)
Một cháu bé bị chuột cắn nát bàn chân (06/01/2004)
Năm 2003 số người mắc AIDS giảm 32% (06/01/2004)
Trung Quốc khẳng định ca SARS đầu tiên (06/01/2004)
Có thể thay đổi cặp ghép gan đầu tiên ở VN (05/01/2004)
Hơn 30.000 người nghèo tìm thấy... ánh sáng (05/01/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang