''Gọt'' ngón chân cái - mốt mới thịnh hành ở Mỹ
17:13' 17/12/2003 (GMT+7)

Tại Mỹ, rất nhiều phụ nữ đang tìm cách phẫu thuật cắt bỏ một phần ngón chân cái để có thể đi vừa những chiếc giày hợp mốt, bất chấp lời cảnh báo rằng họ có thể trở nên tàn phế vĩnh viễn. 

 

Phẫu thuật ngón chân cái có thể là nghệ thuật nhưng cũng biến chân thành... tàn phế.

Ít ngày sau lễ đính hôn của con gái cách đây một năm, Sheree Reese, 60 tuổi, tới gặp bác sĩ và nói rằng bà tình nguyện làm bất cứ điều gì để có thể mang lại giày gót nhọn. “Tôi không có ý định diễu trước mặt mọi người tại nhà thờ với đôi giày thể thao” - vị giáo sư của một trường đại học này nói. Trước đó, Sheree buộc phải chia tay với bộ sưu tập giày cao gót của mình vì chúng khiến bà vô cùng đau đớn.


Và cũng giống như rất nhiều phụ nữ Mỹ, Sheree đã phó thác đôi chân của mình cho bác sĩ phẫu thuật. Mục tiêu đề ra là cắt bỏ nốt sưng tấy ở khớp ngón chân cái, nhưng kết quả thu được thật là khủng khiếp. “Chứng đau lan ra những ngón chân khác và không chịu buông tha tôi. Bỗng nhiên, tôi không thể mang bất cứ loại giầy dép nào nữa. Bàn chân coi như đã chết!”.

 

Tại Mỹ, ngày càng có nhiều phụ nữ muốn chỉnh hình ngón chân để có thể mang những chiếc giầy mới nhất của các hãng tên tuổi. Hai hình thức phẫu thuật phổ biến nhất là làm ngắn bớt các ngón chân, với chi phí 2.500 USD mỗi ngón, và tiêm collagen vào mắt cá chân - để phục hồi mô đệm bị mất sau nhiều năm mang giày cao gót - khoảng 500 USD cho mỗi lần tiêm. Thông tin về loại hình thẩm mỹ này đã xuất hiện ở các tạp chí giành cho phụ nữ, trên một số tờ báo và thậm chí cả trên truyền hình. Tuy nhiên, hiếm khi người ta mô tả những nguy hiểm của phẫu thuật.

 

“Đây là một xu hướng đáng lo ngại”, bác sĩ Rock Positano, giám đốc dịch vụ chăm sóc chân và mắt cá chân thuộc Bệnh viện Ngoại khoa Đặc biệt ở New York, nhận xét. Nhiều bác sĩ đã lên tiếng phản đối và coi việc chiều theo ý khách hàng của một số đồng nghiệp là hết sức vô lý. Tuy nhiên, phe ủng hộ thủ thuật này lại cho rằng những người chỉ chích đơn giản đã không hiểu nổi tầm quan trọng của chiếc gót giày. “Một số phụ nữ đầu tư cho giày dép nhiều tiền hơn so với đầu tư vào thị trường chứng khoán” – bác sĩ Suzanne Levine, một chuyên gia chữa bệnh chân ở New York, người ủng hộ nhiệt tình trường phái thẩm mỹ này, nhận xét. Theo bà, phe phản đối không hề biết rằng, đa số  lời khuyên bệnh nhân chia tay với giày cao gót của các bác sĩ đều bị bỏ ngoài tai. Bà Levine thường xuyên xuất hiện trên truyền hình và báo chí để quảng bá cho loại hình thẩm mỹ mới lạ này.  

Mốt thời trang và những mâu thuẫn tiềm ẩn

Từ lâu, mốt giày dép và chức năng của chân luôn mâu thuẫn với nhau. Các cô gái Trung Hoa buộc phải bó chặt chân, bẻ gập các ngón về phía sau để bàn chân ngắn lại. Còn tại Mỹ, giày cao gót đã trở nên thịnh hành từ nhiều thập kỷ nay, mặc dù đó chính là thủ phạm gây những rắc rối nghiêm trọng cho bàn chân và chứng đau ở đầu gối, khung chậu, lưng, vai, xương hàm.

Không riêng chiếc gót nhọn góp phần gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một nghiên cứu thực hiện năm 1991 cho thấy, gần 90% phụ nữ thường xuyên mang giầy nhỏ hơn 1-2 số so với chân mình. Trong khi nghiên cứu năm 1993 cho hay, hơn 80% trường hợp phải phẫu thuật chân có nguyên nhân ban đầu là do mang giày quá chật. Khi đi giầy chật, ngón cái phải gập về phía trước, làm thay đổi hình dáng của xương và khiến khớp ngón cái sưng to. Do bị chèn ép nhiều nên ngón út cũng luôn bị bẻ gập về phía trước. Những cục chai khó coi và gây đau đớn cũng sẽ xuất hiện ở đầu ngón út.


Về cách xử lý tình trạng này, ý kiến của các chuyên gia Mỹ hoàn toàn trái ngược nhau. Phần lớn khuyên bệnh nhân thôi không mang giày cao gót, nhưng ngày càng có nhiều bác sĩ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ ngón chân để phụ nữ có thể mang loại giày họ ưa thích. 


Riêng đối với Reese, tại lễ cưới của cô con gái, bà chỉ có thể mang đôi giày cao 5 phân trong chốc lát, lúc bước đi trước công chúng ở nhà thờ. Sau đó, Reese lại vội vàng xỏ vào chân đôi giầy múa đã được nhuộm sang mầu đen và lắp thêm bộ phận hỗ trợ. Kể từ nay, bà không bao giờ còn được đi chân đất nữa và sẽ phải luôn mang loại giầy đặc biệt. 


“Tôi thực sự hối tiếc vì đã quá lo lắng về hình thức của mình trong ngày cưới con gái. Tôi sẽ phải trả giá cho điều này trong suốt phần đời còn lại của mình”. 


(Huyền Trâm - Theo New York Times)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Dịch cúm gà xuất hiện tại Hàn Quốc (17/12/2003)
Đà Nẵng đầu tư 330 tỷ đồng xây dựng bệnh viện đa khoa (15/12/2003)
Khánh thành Khoa Phục hồi chức năng tủy sống (13/12/2003)
Tỷ lệ trẻ em gái và trai đến trường ngang nhau (11/12/2003)
Tuần vài chén rượu cũng có thể gây teo não (10/12/2003)
''Bố trí đủ phòng cho y tế tại các khách sạn'' (10/12/2003)
Phát hiện sớm bệnh di truyền để trẻ có cuộc sống tốt (09/12/2003)
Rao bán thận trên Internet lấy tiền chữa bệnh cho con (08/12/2003)
4 trẻ VN đầu tiên được sang Hàn Quốc mổ tim hở (06/12/2003)
Quần áo chống SARS sẽ có mặt ở Việt Nam (06/12/2003)
Chiều cao trung bình của người Việt Nam tăng 2,3 cm (05/12/2003)
Ngành y tế dốc sức cho một SEA Games không SARS (05/12/2003)
Xây dựng nhà máy sản xuất vaccine tại Việt Nam (04/12/2003)
Bài thuốc của lương y Đặng Quốc Bản có chữa được ung thư? (04/12/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang