,
221
922
Tâm lý - Giới tính
tamlygioitinh
/suckhoe/tamlygioitinh/
538750
Gay ở Singapore: Cái giá của lòng vị tha?
1
Article
448
Sức khoẻ
suckhoe
/suckhoe/
,

Gay ở Singapore: Cái giá của lòng vị tha?

Cập nhật lúc 11:44, Thứ Bảy, 30/10/2004 (GMT+7)
,

Ngày càng có nhiều dân đồng tính châu Á, cả nam lẫn nữ, tìm cách để được xã hội và pháp luật chấp nhận. Bức tranh nhiều gam màu về sự chấp nhận hay không vấn đề gay trên bình diện xã hội và pháp lý tại Singapore đang gây sự chú ý...

Ngày lễ Gay

Đêm mùa hè nóng nực, khoảng 8.000 gay (đồng tính nam) khiêu vũ trong tiếng nhạc rộn ràng. Ánh đèn laser chiếu loang loáng qua những tấm thân trần bóng nhẫy mồ hôi - nhiều người đã cởi áo sơ mi.

Soạn: AM 183275 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ngày lễ Gay ở Singapore.

Sean Ho, một chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin 33 tuổi, ngồi nhìn khung cảnh sôi động đấy. Anh mặc một chiếc áo pull có in dòng chữ lớn màu đỏ "Choose Sin" (Hãy chọn Sin), bên dưới là dòng chữ nhỏ hơn, "gapore". Ho nói: "Singapore đã trở nên vị tha và cởi mở hơn rất nhiều. Họ đã cho chúng tôi rất nhiều không gian."

Đây là quang cảnh trong Ngày lễ Gay toàn quốc, tổ chức cùng ngày với Quốc khánh Singapore (6/8), điều mà những người bảo thủ trên Đảo quốc Sư tử có lẽ chưa bao giờ tưởng tượng nổi. Nhưng đất nước Singapore gần đây đã chứng kiến sự bùng nổ của "văn hóa gay". Quán bar, câu lạc bộ khiêu vũ và nhà tắm dành cho dân gay mọc lên như nấm. Mùa hè vừa qua, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Singapore thậm chí còn tổ chức một buổi triển lãm ảnh của giới đồng tính.

Dường như kinh tế chính là động lực thúc đẩy quá trình tự do hóa này, chẳng hạn gặt hái đồng "đô-la hồng" (pink dollar) từ... khách du lịch gay. Các nhà tổ chức ước tính: Ngày lễ Gay và những sự kiện liên quan đã thu hút khoảng 2.500 người, mang lại gần sáu triệu đô-la. Nhưng thái độ thoải mái hơn của Singapore đối với tình dục đồng giới cũng là một phần của chiến lược quốc gia nhằm tạo nên một nền kinh tế sáng tạo, dựa vào ý tưởng. Quan chức Singapore nhận thấy điều này đòi hỏi họ phải nới lỏng đôi chút, đồng thời thể hiện nỗ lực nghiêm túc nhằm thay đổi cái nhìn của thế giới về một đất nước Singapore cứng rắn, độc đoán.

Ngay cả thế, khi nói tới vấn đề đồng tính, Chính phủ vẫn còn tỏ ra nước đôi. Mặc dù cựu Thủ tướng Goh Chok Tong trong một cuộc phỏng vấn đã tuyên bố rằng gay "cũng giống như anh, như tôi thôi", và không phải chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào, luật cấm hoạt động đồng tính vẫn còn nguyên hiệu lực.

Bức tranh chung

Chính phủ Singapore cũng đã bác bỏ đơn đăng ký mở chiến dịch đòi quyền bình đẳng cho dân gay vì cho rằng "chấp nhận phát triển hoạt động và quan điểm đồng tính là trái với lợi ích chung". Gần đây, nhân viên kiểm duyệt đã cấm nhập một bộ phim Đài Loan về hai thiếu niên gay, với lý do bộ phim "chuyển tải thông điệp rằng tình dục đồng giới là chuyện bình thường". Trong khi đó, một tờ tạp chí trong nước dành cho bạn đọc đồng tính cũng hiếm khi dám sử dụng từ "gay."

Stuart Koe, giám đốc điều hành một website dành cho dân gay, có trụ sở chính đóng tại Singapore, đồng tổ chức các ngày lễ gay, cho biết: "Nơi này đầy những mâu thuẫn. Thay đổi ở cấp cơ sở nhanh hơn thay đổi ở cấp chính sách. Nhưng mọi việc vẫn đang tiến triển đúng hướng".

Trong thực tế, trên khắp châu Á, du lịch quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng đang ngày càng được toàn cầu hóa, và đặc biệt là Internet đang góp phần giúp dân đồng tính có cơ hội được chấp nhận như ở phương Tây và nhiều nơi khác. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, điều này có thể gây nên phản ứng dữ dội ở những người bảo thủ.

Các nhà hoạt động cho biết: Hiện tượng cảnh sát Singapore hoạnh hoẹ dân gay đã chấm dứt, mặc dù đến đầu những năm 1990 vẫn còn rất phổ biến. Cuộc sống về đêm của dân gay đang dần sôi động. Và, kể từ khi cựu Thủ tướng Goh Chok Tong đưa ra lời nhận xét, chủ đề đồng tính một thời cấm kỵ đã được phương tiện thông tin đại chúng chú ý hơn nhiều. Gần đây, trang bìa của tuần báo I-S Magazine đăng hình hai con... tinh trùng ôm nhau với dòng tiêu đề: "Hạnh phúc bên nhau? Liệu người bình thường và dân gay Singapore có thể chung sống?".

Soạn: AM 183277 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một gay ở Trung Quốc. Không ít dân gay Trung Quốc, Hong Kong cũng đổ sang Singapore dự Lễ Gay.

Năm ngoái, Ban Du lịch Singapore đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về Ngày lễ Gay "để đánh giá về tiềm năng khai thác người tham gia nhằm thu hút khách du lịch". Mùa hè năm nay, cơ quan này đã đưa Ngày lễ Gay vào chương trình quảng cáo trên báo chí với tiêu đề "Lúc nào cũng mở tiệc" (Party All the Time!), ngang hàng với lễ kỷ niệm quốc khánh và nhiều hoạt động khác!

Tất cả những điều này khiến cho dân đồng tính dễ cởi mở hơn. Năm ngoái, Dinesh Naidu, một nhà văn 29 tuổi, đã thú nhận với gia đình về tình trạng của mình. Sau một thời gian khó khăn, giờ đây bố mẹ anh đã chấp nhận thực tế. Naidu cho biết, bạn trai của anh "cư xử rất phải phép với mẹ tôi. Sau vài cốc bia, bố tôi cũng trở nên thân thiện hơn". Tuy nhiên, nhiều người đồng tính vẫn giấu kín không cho gia đình và đồng nghiệp biết.

Các nhóm Thiên chúa giáo bảo thủ lại phản đối thái độ tự do này. Một số nhà thờ tìm đủ mọi cách để "cải hóa" dân đồng tính thành tình dục khác giới. Nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như diễu hành ủng hộ gay, vẫn còn là chuyện xa vời. Các dạng biểu thị khác cũng bị hạn chế nghiêm khắc.

Theo Arjan Nijen Twilhaar, biên tập viên của một tạp chí gay, các quan chức đã cảnh báo anh về chuyện "quảng bá lối sống gay", và phản đối việc đăng ảnh đồ lót "thiếu vải" trên tạp chí của anh. Khi nộp đơn gia hạn giấy phép xuất bản của mình, Nijen Twilhaar đã bị Cơ quan Phát triển Truyền thông Singapore cảnh báo: "Dân đồng tính càng vận động để có nhiều không gian công cộng, phản ứng càng trở nên dữ dội hơn". Kể từ đó, anh quyết định hạn chế phát hành tạp chí cho khách hàng trả tiền. Nijen Twilhaar cho biết, làm thế sẽ giúp cho tờ tạp chí được tự do hơn. Anh nói: "Chúng tôi không giấu giếm một thực tế rằng chúng tôi đang hướng tới khán giả đích là dân gay."

Những bữa tiệc khiêu vũ hồi tháng 8 cũng bị theo dõi kỹ lưỡng, và các quan chức ra lệnh cho chương trình "Military Ball" phải đổi lại tên, mặc dù đã được lên kế hoạch từ trước. Cảnh sát cho biết họ lo ngại khách khứa có thể vô ý vi phạm luật do mặc những bộ đồng phục trái phép. Theo Ban tổ chức Ngày lễ Gay, đêm tiếp theo, chính quyền bày tỏ sự phản đối các nhà hoạt động chống AIDS vì đã phát bao cao su và sách tuyên truyền, cho rằng điều này biểu thị sự ủng hộ đối với tính dục đồng giới. Chiến dịch phải ngừng lại. Cảnh sát nói rằng họ không hề yêu cầu "di dời bất cứ cái lều nào."

Trong khi đó, chính phủ Singapore lại đồng ý cho tồn tại nhà tắm dành cho dân đồng giới với những cái tên như Towel Club và Raw ở giữa trung tâm thành phố, nhưng lại chần chừ về việc cho phép gay quan hệ tình dục, khiêu vũ và nhậu nhẹt. Alex Au, trưởng nhóm People Like Us (Những người giống chúng ta), cho biết đã bị chính phủ từ chối cấp giấy phép, do đó hạn chế luôn khả năng lập quỹ và tổ chức mít-tinh công cộng của nhóm. Hiện nay, họ đang phải viện đến luật chống kê gian từ thời thuộc địa, vốn không phản đối chuyện sinh hoạt tình dục giữa người lớn với nhau.

Theo người phát ngôn của Bộ Nội vụ Singapore, thì: "Nhiều người Singapore tiếp tục lên tiếng phản đối về việc thể hiện hành vi tình dục đồng giới. Hiện nay, có một số vấn đề dân đồng tính muốn nhưng không khả thi, chẳng hạn như thành lập hiệp hội xúc tiến hành vi và quan điểm về tình dục đồng giới."

Vị tha, hay kinh tế?

Dominic Chua, giáo viên 29 tuổi, cho biết: "Có nhiều khả năng chúng tôi không giành được quyền cho dân gay trên cơ sở tự do dân sự. Cách duy nhất có tác dụng là phương pháp thực dụng, dựa vào đồng đô-la."

Lập luận theo hướng kinh tế có vẻ có lý. Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, Marcus Noland, nhà nghiên cứu thuộc Viện Kinh tế học Quốc tế ở Washington, phát hiện ra rằng các nước dễ dàng chấp nhận tình dục đồng giới hơn vì lý do kinh tế.

Đã nhiều thập kỷ nay, ở Singapore tồn tại một luật bất thành văn là chính phủ cung cấp các mặt hàng kinh tế, còn mọi người mặc nhiên công nhận sự kiểm soát của chính phủ đối với đời sống. "Thỏa thuận" này ngày càng trở nên gượng ép khi Singapore nhận thấy rằng, cởi mở đồng nghĩa với việc phải giữ cho nền kinh tế tăng trưởng, và chính phủ phải cố gắng đáp ứng nhu cầu của ngày càng nhiều công dân tiếp xúc với thế giới qua Internet và sống ở nước ngoài nhiều hơn.

Rất nhiều gay Singapore tin rằng thành phố sẽ còn tiếp tục mở rộng không gian cho công dân đồng tính. Martin Loh, một hoạ sĩ đã từng bị sa thải khỏi chiếc ghế phân tích của Cơ quan Tình báo Singapore hồi những năm 1980 chỉ vì anh là gay, cho biết: "Singapore có thể không phải là nơi đầu tiên cấp quyền cho dân gay, nhưng cũng không thể là nơi cuối cùng".

  • Khánh Hà (Theo FEER)

Đề tài liên quan:

Châu Á phản ứng gì với hiện tượng "gay"?

Gay ở Trung Quốc: Sau bức màn cuộc sống

Nhận dạng giới tính: 5% nhân loại thiệt thòi

,

Tin khác

Tin khác của 'Tâm lý - Giới tính'

,
,