Vi khuẩn lao kháng thuốc: Mối đe doạ vẫn lớn dần...
14:43' 16/03/2004 (GMT+7)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra khuyến cáo về tình trạng vi khuẩn lao kháng thuốc. Nếu không hành động ngay, chúng có thể làm cho các liệu pháp hiện nay trở nên vô nghĩa.

Vi khuẩn lao.

Theo báo cáo của Dự án toàn cầu giám sát tinh trạng kháng thuốc chống lao, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Đông Âu và Trung Á. Có tới 14% các trường hợp nhiễm lao mới tại những vùng trên liên quan tới dạng vi khuẩn lao kháng nhiều loại thuốc (MDR). Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu trong dự án khảo sát 67.000 ca nhiễm lao mới tại 77 quốc gia trên toàn thế giới. Theo  tính toán của WHO, mỗi năm trên thế giới có chín triệu ca lao mới không kháng thuốc và khoảng 300.000 ca kháng nhiều loại thuốc.

Các nhà nghiên cứu cũng lo ngại về tiềm năng kháng thuốc chống lao lan rộng ở Trung Quốc - nơi có 485.000 người nhiễm lao mỗi năm. Mặc dù nhóm nghiên cứu mới chỉ khảo sát sáu trong số 23 tỉnh tại nước này song họ đã phát hiện hai tỉnh Liêu Ninh và Hà Nam nằm trong danh sách mười điểm nóng hàng đầu trên thế giới. Nunn khuyến cáo: ''Nếu các dạng vi khuẩn lao kháng thuốc lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, chúng ta sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn".

Lao là bệnh lây truyền qua không khí, giết khoảng hai triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa. Điều trị cho một bệnh nhân nhiễm dạng vi khuẩn lao chưa kháng thuốc kéo dài sáu tháng, với chi phí khoảng 10 USD. Bệnh nhân nhiễm dạng khuẩn lao MDR  không phản ứng với phương pháp điều trị bằng một trong hai loại thuốc chính: Isoniazid và Rifampicin. Mặc dù có các loại thuốc khác song thời gian điều trị kéo dài tới hai năm và chi phí có thể lên tới 500-6.000 USD. Các chuyên gia cho rằng tình trạng kháng thuốc xảy ra là do bệnh nhân không uống thuốc đầy đủ theo chỉ định hoặc không được chăm sóc đúng cách.

Do vậy, các nhà nghiên cứu kêu gọi các quốc gia và quỹ y tế công cộng đầu tư vào DOTS - kế hoạch chuẩn hoá việc phát hiện, điều trị và thông báo các ca lao mới của WHO. WHO cũng đã phát động DOTS-Plus, kế hoạch mở rộng liên quan tới việc sử dụng các loại thuốc thay thế để chống dạng MDR. Việc tuân thủ DOTS-Plus sẽ giảm thiểu tình trạng kháng các loại thuốc thay thế này. ''Nếu chúng ta để vi khuẩn loa kháng các loại thuốc thế hệ hai này, bệnh lao sẽ lan tràn giống như những năm 1940. Thế giới cần hợp tác để chống lao.'' - WHO khuyến cáo.

Chương trình DOTS-Plus kết hợp một hoặc nhiều loại thuốc thế hệ đầu tiên với thế hệ thứ hai. Việc điều trị kéo dài tận hai năm nhưng cực kỳ hiệu quả. Tại Latvia, Peru, Philippines, và Nga, tỷ lệ thành công là 82% trong các dự án thí điểm. Hiện mới chỉ có 15 dự án kiểu này đang được thử nghiệm tại Nam Mỹ và Đông Âu.

Minh Sơn (theo NewScientist, Nature) 

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
''Máu cứu người ở ngay trong trái tim mỗi người'' (15/03/2004)
Bé Diệp nhận được 100 triệu đồng hỗ trợ đầu tiên (14/03/2004)
Béo phì - bi kịch rất Mỹ và chiến dịch của Nhà Trắng (14/03/2004)
Hội Chữ Thập đỏ Mỹ và Ajinomoto hỗ trợ phát triển cộng đồng (14/03/2004)
500 người tham gia hiến máu nhân đạo (14/03/2004)
Bệnh hói đầu và chứng nhồi máu (13/03/2004)
Năm 2003: 13,5 triệu người nghèo được khám, chữa bệnh (11/03/2004)
Tăng gấp đôi kinh phí phòng chống HIV/AIDS: 6 tỷ đồng (11/03/2004)
Tử cung ảo giúp hạn chế sinh thiếu tháng (11/03/2004)
Tạo phôi thai người đầu tiên nhờ cấy ghép mô buồng trứng (09/03/2004)
Sốt xuất huyết hoành hành khắp Indonesia (09/03/2004)
Dùng công nghệ ADN để chống ung thư da (08/03/2004)
Hút thuốc lá có thể khiến bạn mù mắt (08/03/2004)
Cho con đôi mắt long lanh (08/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang