Hỏi: Vì lý do đặc biệt, tôi phải ăn chay trường. Như thế có ảnh hưởng đến sức khoẻ?
|
Tăng cường vận động thể lực khi ăn chay để tránh bệnh tim mạch, tiểu đường. |
Trả lời: Khi ăn chay, bạn thường dùng nhiều đường hay các tinh bột. Chúng chủ yếu được tham gia vào quá trình sinh năng lượng bằng cách biến đổi thành hai phân tử glyceraldehyde-3-phosphate (aldose) và dihydroxyacetone phosphate (ketose). Sau đó chúng tạo thành pyruvate rồiacetyl- coenzyme A, tham gia vào chu kỳ Krebs để tạo thành các chất cung cấp cho hoạt động cơ bắp, chuyển hoá của cơ thể.
Tuy nhiên, khi không cần năng lượng nhiều, theo cơ chế phản hồi ngược lại, cơ thể sẽ giảm phân huỷ mô mỡ để tạo ra năng lượng cho hoạt động và các sản phẩm của chuyển hoá đường là acetyl-CoA và glycerol-3-phosphate chuyển sang tạo thành các acid béo và triglyceride. Do vậy, hậu quả cuối cùng là làm tăng khối lượng mỡ trong cơ thể.
Vậy việc béo phì và tăng mỡ máu ở những người ăn chay trường là do chế độ ăn không cân đối: thiếu cân đối về protid, nhưng quá thừa chất đường, tinh bột dẫn đến việc tạo nên quá nhiều trglycerite. Trong khi đó, cholesterol lại có xu hướng thấp hơn và làm giảm nhiều cholesterol có lợi, còn cholesterol xấu lại tăng lên.
Những người ăn chay xen kẽ hoặc theo một chu kỳ nào đó cũng có ít bệnh tật hơn. Đạm thực vật có ít acid amin hơn đạm động vật nên có ảnh hưởng đến việc tạo thành các chất vận chuyển mỡ apolipoprotein. Điều đó tích luỹ dẫn theo tuổi nên những người ăn chay nhỏ tuổi thường ít có nguy cơ bị các bệnh tim mạch do mỡ máu hơn. Với những người ăn chay trường trên 40 tuổi, nguy cơ xơ vữa động mạch cũng chẳng kém người thường.
Do vậy, bạn vẫn có thể ăn chay, nhưng để tránh bệnh tật, nguy cơ đột tử vì các bệnh lý tim mạch, vì bị đái tháo đường do chế độ ăn quá nhiều bột và đường, cần tăng cường vận động thể lực. Các hoạt động của cơ bắp sẽ giúp đường đã đưa vào cơ thể được sử dụng hết.
BS. Hoàng Long, Tiếp thị & Gia đình
|