Phòng hoại tử cho người nằm bất động lâu ngày
11:53' 15/09/2003 (GMT+7)

Hỏi: Bố tôi bị tai biến mạch máu não do bệnh cao huyết áp, nằm liệt giường hơn 10 ngày nay. Nghe nói tình trạng trên có thể dẫn tới hiện tượng loét mông, gót chân, khuỷu tay... Xin hỏi làm thế nào để ngăn ngừa được biến chứng này?

Trả lời: Các tổn thương hoại tử mô thường gặp ở các bệnh nhân phải nằm liệt giường do tai biến mạch máu não. Hiện tượng hoại tử thường xảy ra ở các vị trí điểm tựa như vai, khuỷu tay, mông, gót chân... Sở dĩ có hiện tượng này là do các vùng trên bị thiếu máu nuôi dưỡng vì bị chèn ép, xuất hiện các huyết khối ở các nhánh động mạch, rối loạn dinh dưỡng có nguyên nhân từ thần kinh dinh dưỡng.

Thoạt tiên, ở các vùng nói trên xuất hiện các ban đỏ (khi ấn tay vào thì mất). Tiếp đó, được thay thế bằng một mảng xung huyết và xuất hiện các vảy màu thâm đen, hoại tử trên khắp vị trí bị xung huyết. Sau đó là hiện tượng hoại tử ăn sâu, thường làm lộ cả xương; vết loét thường bị bội nhiễm vi khuẩn gây mủ.

Khi xuất hiện các biến chứng loét, bệnh nhân cần được thăm khám. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để có cách xử trí hợp lý: rửa và sát trùng vết thương, chỉ định các loại thuốc chữa viêm da và làm dịu da, giảm phù nề.

Để ngăn ngừa hiện tượng phù nề, bạn cần lưu ý:

- Thay khăn trải giường cho bệnh nhân 2 lần/ngày.
- Thay đổi tư thế cho bệnh nhân 2 giờ một lần. Khi thấy xuất hiện các mảng đỏ trên các điểm tỳ nêu trên, cần thay đổi tư thế của bệnh nhân thường xuyên hơn.
- Sử dụng gối hoặc đệm để kê các vị trí dễ bị loét. Đối với vùng mông, hiện có loại túi bơm hơi chuyên dụng. Nếu có điều kiện thì tốt nhất là dùng đệm giường bơm hơi: hơi luân chuyển liên tục trong đệm giúp bệnh nhân như đang nằm trên mặt sóng, tránh được hiện tượng đè nén; đồng thời có tác dụng xoa bóp nhẹ nhàng mặt da.
- Cần thận trọng với động tác xoa bóp: phải xoa bóp thật nhẹ nhàng, nếu xoa bóp không đúng kỹ thuật thì không những không dự phòng được loét hoại tử mà còn có thể gây tổn thương cho mô tế bào.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý là người già bị liệt, phải nằm bất động tại giường lâu ngày, ngoài nguy cơ loét hoại tử còn rất dễ bị nhiễm trùng phổi và táo bón. Vì vậy, hàng ngày nên đỡ bệnh nhân gồi dậy để tập thở và vỗ lưng cho người bệnh.

BS. Lê Quang Hồng, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bố bị tiểu đường sinh con có bị tiểu đường? (12/09/2003)
Bệnh sốt xuất huyết và biến chứng chảy máu trong nhãn cầu (12/09/2003)
Sơ cứu ngộ độc (11/09/2003)
Có thể cầm máu cho trẻ bằng đốt điện (11/09/2003)
Bệnh bạch tạng và bạch biến có giống nhau? (10/09/2003)
10 cách chống stress khi mang thai (10/09/2003)
Lưu ý khi bị suy tĩnh mạch (08/09/2003)
Ngăn ngừa và trị viêm lợi (08/09/2003)
Xử trí chấn thương sọ não trẻ em (08/09/2003)
Bệnh tâm thần có di truyền không? (08/09/2003)
Một số bài thuốc chữa rong huyết (08/09/2003)
Những dấu hiệu viêm xoang thường bị bỏ quên (06/09/2003)
Để công việc không gây stress (08/09/2003)
Có thể chữa khản tiếng vì liệt dây thanh đới? (04/09/2003)
Chữa tắc tia sữa, mất sữa bằng y học cổ truyền (04/09/2003)
Tro ve dau trang