Sơ cứu ngộ độc
16:48' 11/09/2003 (GMT+7)

Người già trên 70 tuổi cũng có thể ngộ độc do ăn, uống nhầm phải hóa chất chứa trong vỏ chai nước khoáng, nước ngọt. Với trẻ nhỏ 1-5 tuổi, chỉ vài viên thuốc nhặt được ở góc nhà, hoặc một chai nước gội đầu vào bụng cũng có thể bắt đầu một ca cấp cứu cam go để giành giật sự sống. Biến chứng tới đâu, tuỳ thuộc khá nhiều vào xử trí ban đầu của những người xung quanh.

Ngộ độc ở người lớn có thể xảy ra khi:

- Sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ (như pha thuốc, phun thuốc, rửa các dụng cụ và bình phun).
- Do hít phải thuốc hoặc ăn phải rau, hoa quả vừa phun thuốc trừ sâu.
- Hít phải nhiều khí oxyt cacbon (CO), nếu để bếp lò, than sưởi trong nhà, lều hay phòng kín, nổ xe máy chạy lâu trong một phòng kín.
- Tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, thuốc trừ sâu, lá độc... để trốn buồn chán, đau khổ, tức bực với người thân, hay mắc một bệnh nặng, khó khăn về kinh tế, nghiện ngập, thất nghiệp.
- Bị đầu độc.
- Ăn phải thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, hay các thức ăn độc như: nấm độc, cá nóc trứng và gan cóc.
- Dùng các thuốc quá liều, thuốc gây nghiện như hút, chích ma túy...

Dấu hiệu ngộ độc

- Các dấu hiệu sớm: Nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn, đau bụng, vã mồ hôi, xanh tái, đi ngoài, mệt lả.
- Các dấu hiệu nặng đột ngột: Nạn nhân mất ý thức, không biết gì (hôn mê), không thấy thở, tím, lạnh, vã mồ hôi, không thấy tim đập, sờ mạch yếu... hoặc co giật, nôn mửa.

Cách sơ cứu:
Nhanh chóng và bình tĩnh thực hiện các bước sau:

- Gọi, lay xem bệnh nhân có tỉnh, biết hay không.
- Mở miệng bệnh nhân, không để lưỡi tụt làm ngạt thở.
- Khám xem bệnh nhân còn thở hay không.
- Móc, lau sạch miệng và họng, lấy các thức ăn còn đọng trong miệng.
- Thổi ngạt cho bệnh nhân nếu thấy bệnh nhân tím, không thở.
- Nghe tim xem tim còn đập không, nếu tim đang đập chỉ ngừng thở thì chỉ thổi ngạt cho nạn nhân theo phương pháp: miệng vào miệng, hay miệng vào mũi.
- Nếu tim không đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực, kết hợp thổi ngạt và ấn tim.
- Nếu bệnh nhân còn thở, nhưng không biết gì (hôn mê), để bệnh nhân nằm nghiêng về một bên, đầu thấp.
- Nếu có hóa chất bắn vào mắt, vào cơ thể nạn nhân phải rửa bằng nước sạch ngay.
- Thay quần áo nhiễm hóa chất, gội đầu, tắm bằng nước sạch có xà phòng.

Trong khi làm các động tác sơ cứu, cần cho người khẩn trương đi tìm thầy thuốc đến giúp đỡ. Sơ cứu xong chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở cấp cứu gần nhất để được xử trí tiếp.

PGS-TS. Nguyễn Thị Dụ, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Có thể cầm máu cho trẻ bằng đốt điện (11/09/2003)
Bệnh bạch tạng và bạch biến có giống nhau? (10/09/2003)
10 cách chống stress khi mang thai (10/09/2003)
Lưu ý khi bị suy tĩnh mạch (08/09/2003)
Ngăn ngừa và trị viêm lợi (08/09/2003)
Xử trí chấn thương sọ não trẻ em (08/09/2003)
Bệnh tâm thần có di truyền không? (08/09/2003)
Một số bài thuốc chữa rong huyết (08/09/2003)
Những dấu hiệu viêm xoang thường bị bỏ quên (06/09/2003)
Để công việc không gây stress (08/09/2003)
Có thể chữa khản tiếng vì liệt dây thanh đới? (04/09/2003)
Chữa tắc tia sữa, mất sữa bằng y học cổ truyền (04/09/2003)
Thai phụ có được ăn chay? (08/09/2003)
Tự theo dõi và bảo vệ khi có thai (03/09/2003)
Thử nghiệm thuốc chữa cận thị (03/09/2003)
Tro ve dau trang