Cẩn thận khi trẻ nhức đầu
14:13' 26/08/2003 (GMT+7)

Do không có khả năng diễn tả những triệu chứng một cách rõ ràng cho người lớn, trẻ thường chỉ kêu khóc khi bị nhức đầu. Và ngay cả khi phát hiện ra chứng bệnh này của trẻ, ít bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng như khi các cháu sốt, đi ngoài... Trong khi đây là biểu hiện sớm của nhiều bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ.

Trẻ kêu khóc rất có thể do nhức đầu.

Nhức đầu là một triệu chứng thông thường, có thể xảy ra bất kỳ ở đâu, lúc nào trong cuộc sống. Có khi nhức đầu chỉ ở mức độ nhẹ, chóng khỏi với thuốc giảm đau thông thường. Đôi khi cảm giác nhức đầu tái đi tái lại mặc dù có uống thuốc trị nhức đầu. Có thể đây cũng là biểu hiện của căn bệnh nào đó đang tiếp diễn.

Khi nào lưu ý chứng nhức đầu ở trẻ?

Cần hỏi kỹ thời gian và các tình huống gây nhức đầu. Phần lớn các bậc cha mẹ có thể nhận biết nguyên nhân làm trẻ nhức đầu như thức khuya, chơi lâu ngoài trời nắng, bị va chạm ở đầu... Nếu không tìm được mối liên hệ và tình trạng nhức đầu luôn tái diễn, cần đưa trẻ đến bác sĩ.

Cũng cần chú ý những triệu chứng đi kèm với nhức đầu như lừ đừ, sốt cao, giảm thị lực, nôn ói hoặc co giật, yếu liệt tay chân...

Nguyên nhân nhức đầu

Trẻ nhỏ có thể bị nhức đầu vì sâu răng, viêm tai, viêm mũi xoang, mọc răng, nóng sốt... Ở trẻ lớn hơn, có thể do bệnh đau nửa đầu, cảm sốt, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp... Ngoài ra, khi nhức đầu có kèm theo sốt cao kéo dài, mệt mỏi, bầm chảy máu dưới da, nổi hạch... thì phải nghĩ đến bệnh bạch cầu cấp. Nhức đầu kèm theo triệu chứng nôn ói tăng dần, tái diễn vào buổi sáng sớm có thể là biểu hiện bướu não ở trẻ em.

Nhức đầu thông thường có thể điều trị ở nhà bằng cách lau mát cho trẻ, cho uống thuốc giảm đau, cho nghỉ ngơi. Nếu nhức đầu tái diễn với những biểu hiện sốt cao, nôn ói, mệt mỏi, mờ thị lực hay co giật, yếu liệt tay chân... cần đưa trẻ đến khám bệnh ở các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để định bệnh và điều trị thích hợp.

Cha mẹ cần tìm hiểu, theo dõi kỹ chứng nhức đầu ở trẻ em để can thiệp xử trí kịp thời, không lơ là, mất cảnh giác với chứng nhức đầu ở trẻ em.

BS. Trần Chánh Khương, NLĐ

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Trị các chứng sản hậu bằng y học cổ truyền (26/08/2003)
Thực phẩm mốc - loại thức ăn nguy hiểm (26/08/2003)
Mẹ làm gì khi con táo bón? (26/08/2003)
Bọ cạp - vị thuốc quý giá (26/08/2003)
Điều trị lao cột sống (25/08/2003)
Thừa và thiếu vitamin D đều nguy hiểm (25/08/2003)
Đừng để cặp sách đè nặng vai con bạn (03/11/2003)
Tập thể thao đẩy lùi chứng bất lực nam giới (24/08/2003)
Mộng thịt - kẻ thù của thị lực (22/08/2003)
Đoán sức khoẻ qua kinh nguyệt (22/08/2003)
Cân nặng nên có của người trưởng thành (21/08/2003)
Người bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? (20/08/2003)
Để người già có giấc ngủ tốt (20/08/2003)
Dùng đúng thuốc trị đau nửa đầu (20/08/2003)
Vì sao trẻ sơ sinh suy hô hấp và qua đời? (20/08/2003)
Tro ve dau trang