Thừa và thiếu vitamin D đều nguy hiểm
17:59' 25/08/2003 (GMT+7)

Khoa học đã chứng minh rằng vitamin D không chỉ là một loại thuốc bổ đơn thuần; người ta có bệnh khi thiếu chất này, và cũng bị ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng khi thừa nó. Thừa hay thiếu vitamin nếu phát hiện muộn đều có thể gây trọng bệnh suốt đời.

Vitamin D có nhiều trong trái cây, gan động vật và ánh nắng mặt trời sáng sớm.

Hiện người ta thường dùng 2 loại vitamin D, là vitamin D2 (dùng dưới dạng uống) và vitamin D3 (có trong dầu gan cá thu, thường dùng dưới dạng tiêm bắp). Tuy nhiên, cả hai loại này đều được dùng để bổ sung vitamin D cho trẻ còi xương. Khi có những biểu hiện khác vì thừa và cả thiếu vitamin D, chỉ có thể phòng bằng ăn uống và rèn luyện thân thể.

Thiếu vitamin D

Thường có 2 biểu hiện là còi xương và loãng xương.

Còi xương

Còi xương thường thấy ở trẻ em, nhất là những trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoạt chất chống còi xương thu được do chiếu tia tử ngoại (có trong ánh nắng mặt trời) kém, chất caxi được hấp thu quá ít.

Trẻ còi xương có các biểu hiện như hay đổ mồ hôi (nhất là đổ mồ hôi trộm), ngủ hay giật mình, mọc răng chậm, răng hay bị sâu, trẻ chậm lớn, chậm biết lẫy, biết đi. Càng về sau trẻ có thể bị co giật, gù lưng, vẹo cột sống.

Phòng bệnh còi xương:

- Hiện có một số bà mẹ quá cẩn thận chỉ quấy bột bằng nước ninh xương, hớt bỏ mọi chất để lấy nước trong, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D cho trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không kiêng khem quá mức trong việc ăn uống cho trẻ. Với những trẻ  đã bước vào tuổi ăn dặm, nên cho ăn thêm nhiều thức ăn giàu vitamin D như gan động vật (gan lợn, bò, gà...), trứng, dầu ăn, bơ...

- Cho trẻ tắm nắng, nhất là ánh nắng buổi sáng sớm. Thời gian đầu cho trẻ tắm nắng 15 phút/ngày, sau tăng lên nửa giờ. Chú ý che mặt và mắt cho trẻ khi tắm nắng.

Loãng xương

Đây là bệnh của người già, hay gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Khi mắc bệnh, xương trở nên dễ gãy vì lượng canxi đưa vào không đủ bù lượng canxi của cơ thể mất đi hàng ngày. Chỉ sau một tai nạn ngã nhẹ mà cũng gãy xương, người ta mới biết mình bị loãng xương.

Ngay từ khi bước vào tuổi trên 30, mỗi người cần có ý thức bù lượng canxi cho cơ thể bằng cách ăn uống, vì lượng vitamin D thích hợp đưa vào cơ thể đóng vai trò chủ yếu trong phòng bệnh loãng xương. Vitamin D và caxi có trong các loại thịt, hoa quả, trứng, đặc biệt có trong một số loại sữa bột béo và không béo chứa hàm lượng canxi cao.

Với người có tuổi, việc cung cấp đầy đủ lượng canxi kết hợp việc tập thể dục, rèn luyện thân thể sẽ giúp cho xương rắn chắc suốt đời.

Thừa vitamin D

Nếu dùng vitamin D quá cao (liều dùng lớn hơn 1.000.000 đơn vị quốc tế trong vòng 7 ngày) thì có thể gây chứng thừa vitamin D với các dấu hiệu kém ăn, nhức đầu, buồn nôn, ỉa chảy, có albumin trong nước tiểu, sỏi thận, sỏi bàng quang, cao huyết áp... Đặc biệt là các biểu hiện ở mắt với 2 triệu chứng, cần đến ngay thầy thuốc chuyên khoa để xử lý:

- Tại kết mạc (là lớp màng mỏng che trước lòng trắng của mắt) có những nốt nhỏ, trắng nhạt, sắp xếp thành hàng ngang hay cong queo rồi đổ vào vùng rìa của lòng đen (giác mạc).

- Tại giác mạc có hiện tượng viêm giác mạc hình dải băng, gặp chủ  yếu ở trẻ em.

BS. Minh Nguyệt, Khoa học & Đời sống
 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đừng để cặp sách đè nặng vai con bạn (03/11/2003)
Tập thể thao đẩy lùi chứng bất lực nam giới (24/08/2003)
Mộng thịt - kẻ thù của thị lực (22/08/2003)
Đoán sức khoẻ qua kinh nguyệt (22/08/2003)
Cân nặng nên có của người trưởng thành (21/08/2003)
Người bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? (20/08/2003)
Để người già có giấc ngủ tốt (20/08/2003)
Dùng đúng thuốc trị đau nửa đầu (20/08/2003)
Vì sao trẻ sơ sinh suy hô hấp và qua đời? (20/08/2003)
Ảnh hưởng của estrogen với sức khỏe phụ nữ (20/08/2003)
Tại sao người già hay ngã? (19/08/2003)
Không có thai sau nạo phá nhiều lần (19/08/2003)
Ung thư ruột già có di truyền không? (18/08/2003)
Bệnh tự kỷ trẻ em (18/08/2003)
10 cách đưa Calci vào bữa ăn trẻ em (18/08/2003)
Tro ve dau trang