Vì sao đàn ông đau khi chăn gối?
08:56' 08/08/2003 (GMT+7)

Một số nam giới có cảm giác đau nhiều hoặc ít khi quan hệ tình dục mà không hiểu tại sao, do bất thường về cấu trúc của ''cái ấy'' hay bệnh đường tình dục? Đa số đều đi khám phụ khoa ngay, trong khi để giải quyết tình hình, họ còn cần cả sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
 
 
Đau dương vật
 

 Tình trạng đau dương vật thường xảy ra trong hai trường hợp chủ yếu: khi ''cái ấy'' cong hoặc có bao quy đầu quá hẹp.
 
 - Dương vật bị cong thường do lớp vỏ bọc của lớp khoang trong bộ phận này bị xơ. Lớp vỏ này có thể dày lên, vôi hoá và gây khó chịu khi giao hợp, nhất là khi dương vật bị lệch hẳn sang phía bị xơ.Trong trường hợp này, người bệnh nên đề nghị phẫu thuật để lấy đi lớp xơ; ''của quý'' nhờ vậy sẽ thẳng ra như mọi người.
 
 - Sự co thít vòng quy đầu, còn gọi là chứng hẹp bao quy đầu có thể khiến cho người đàn ông khó cương cứng được và gây đau lúc giao hợp. Có khi, chứng hẹp bao quy đầu còn làm lớp bao thít chặt lấy phần đầu dương vật và gây tụ máu. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được giải phẫu ngay để tránh gây sự cố trong phòng the.
 
 
Đau khi xuất tinh
 

 Nếu thấy đau khi xuất tinh, đấng mày râu nên nghĩ đến các nguyên nhân thường gặp sau đây:
 
 - Do nhiễm trùng đường niệu đạo, một căn bệnh có thể lây lan qua đường sinh dục.
 - Do nhiễm trùng đường tiểu, thường gây đau buốt khi người bệnh đi tiểu tiện.
 - Hiếm gặp hơn là trường hợp nhiễm trùng tinh dịch. Mầm bệnh thường gặp ở các nam thanh niên mới trưởng thành. Biểu hiện rõ nhất của căn bệnh này là bạn tình của họ thấy đau ở khoang chậu; cả hai cần được thăm khám ngay để phát hiện bệnh sớm.
 - Do kênh dẫn niệu đạo quá hẹp hoặc do viêm tiền liệt tuyến kinh niên. Hiện tượng ung thư tiền liệt tuyến hay gặp nhất ở đàn ông trên 50 tuổi.
 
 Khi bị đau do một trong những nguyên nhân trên, người bệnh cần đi gặp ngay bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để khám và điều trị. Thường thì đàn ông đau khi quan hệ sẽ được xét nghiệm vi khuẩn trong nước tiểu hoặc trong tinh dịch. Khám nội soi tiền liệt tuyến cũng là việc cần làm để phát hiện bệnh.
 
 (Mạnh Hùng - Theo BS. Frédéric Stearman, Doctissimo.com)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phòng chống chứng chướng bụng (02/08/2003)
Dị ứng tinh thần (02/08/2003)
Hạn chế phiền toái thường gặp khi mang thai (01/08/2003)
Tác động xấu của thuốc lá tới các cơ quan trong cơ thể (31/07/2003)
Béo phì do rối loạn nội tiết (31/07/2003)
Thuốc chữa bệnh viêm đại tràng mạn (31/07/2003)
Đái buốt, đái rắt không chỉ là dấu hiệu bệnh lý ở bàng quang (31/07/2003)
Bệnh basedow trẻ em (30/07/2003)
Phòng chữa khuyết tật bẩm sinh (27/07/2003)
Điều trị sẹo bằng máy siêu mài mòn da (25/07/2003)
Giãn tĩnh mạch (25/07/2003)
Chấn động não, bao giờ có thể yên tâm? (25/07/2003)
Coi chừng nhiễm virus viêm gan A trong nguồn nước (25/07/2003)
Muốn khoẻ xương, đừng quên sữa (24/07/2003)
Các loại viêm mũi (23/07/2003)
Tro ve dau trang