Hầu như người phụ nữ nào khi mang thai cũng gặp một hoặc nhiều triệu chứng khó chịu. Một chế độ sinh hoạt năng vận động và khẩu phần ăn hợp lý có thể giúp các thai phụ tránh những điều phiền toái.
Ốm nghén
Tùy theo cơ địa mà mỗi người có một kiểu nghén khác nhau. Chẳng hạn, có người không chịu được mùi thức ǎn, người lại thấy buồn nôn khi đói hay uống nước... Thông thường triệu chứng xảy ra vào khoảng từ 5-10 tuần sau khi có thai và sẽ hết sau khi thai được khoảng 16 tuần. Bạn hãy khắc phục bằng cách chọn những thức ǎn hợp khẩu vị và cũng đừng lo lắng quá vì giai đoạn này chưa cần quan tâm nhiều đến dinh dưỡng cho thai nhi.
Táo bón
Khi mang thai, một số hormone trong cơ thể thay đổi cùng với việc dạ con phát triển to đè lên ruột dễ gây nên tình trạng táo bón. Nếu bạn tập thể dục ít thì khả nǎng này càng dễ xảy ra. Ǎn thêm rau tươi hoặc uống sữa và nước lọc vào buổi sáng, tập thể dục sẽ làm giảm táo bón.
Buồn đi tiểu nhiều lần
Khi dạ con to ra sẽ đè lên bàng quang gây cảm giác buồn đi tiểu. Nếu cố tình nhịn có thể sẽ làm bàng quang bị viêm hoặc gây ra vấn đề với thận. Cuối thời kỳ mang thai, đầu của thai nhi sẽ chuyển xuống giữa khung chậu và đè vào bàng quang, gây cảm giác buồn đi tiểu nhiều hơn. Đôi khi, nếu ấn hơi mạnh vào bụng, nước tiểu cũng có thể rỉ ra. Nguyên nhân là do sự thay đổi về cơ thể và do các cơ có chức nǎng điều tiết việc tiểu tiện yếu đi.
Để hạn chế hiện tượng này, nên tập lên gân các cơ ở khu vực hậu môn hoặc tập ngắt dòng chảy khi đang tiểu tiện.
Ra nhiều khí hư
Khi mang thai, hormone của cơ thể tǎng làm khí hư ra nhiều. Bạn nên tắm rửa hàng ngày và giữ vệ sinh thân thể tốt để tránh những viêm nhiễm phụ khoa.
Đầy bụng
Đây là triệu chứng rất hay gặp trong thời gian mang thai, thường tǎng dần khi thai nhi phát triển. Nguyên nhân là do khung chậu giãn, trọng lực của thai nhi làm cơ lưng bị cǎng. Sau sinh, triệu chứng này sẽ mất dần.
Để để phòng đầy bụng, bạn nên luyện cho cơ bắp khỏe mạnh bằng cách thường xuyên tập những động tác thể dục thích hợp cả trong thời kỳ bình thường lẫn mang thai.
Đầy bụng thực ra là do thức ǎn bị tồn đọng trong dạ dày quá lâu. Nếu ǎn thức ǎn dễ tiêu và lượng thức ǎn mỗi lần ít thì triệu chứng này sẽ giảm.
Trĩ
Trong thời kỳ mang thai, dạ con phát triển to, chèn vào các tĩnh mạch ở gần hậu môn, cùng với táo bón dễ gây ra trĩ làm bạn cảm thấy đau hay chảy máu khi đại tiện. Ngoài ra, nâng đồ vật nặng khi mang thai cũng góp phần gây trĩ.
Để tránh hiện tượng này, nên ǎn nhiều rau tươi, hoa quả, uống sữa và nước đầy đủ. Tập thể dục cũng góp ngǎn ngừa trĩ. Thông thường triệu chứng này hết sau khi sinh nửa tháng.
Phù chân
Khi dạ con phát triển, mạch máu nuôi phần dưới cơ thể bị chèn ép làm cho máu khó lưu thông, dẫn đến hiện tượng nặng chân vào buổi chiều và tối. Tuy nhiên, qua một đêm nghỉ ngơi hoặc nằm gác chân lên cao, các triệu chứng này sẽ mất.
Hoa mắt, chóng mặt
Để nuôi thai cần phải có một lượng máu rất lớn, điều đó có nghĩa là lưu lượng máu trong cơ thể bạn phải tǎng lên. Thêm vào đó, trọng lượng cơ thể bạn cũng tǎng, làm tim phải làm việc nhiều hơn, nhưng lượng máu lên não ít. Do đó, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy chóng mặt. Nếu đang ngồi mà đứng lên đột ngột có thể xây xẩm mặt hoặc hoa mắt.
Để hạn chế hoa mắt, chóng mặt, bạn không nên giữ nguyên một tư thế quá lâu và không đứng dậy quá đột ngột, đồng thời nên ǎn những thức ǎn có đủ hàm lượng protein, khoáng chất cần thiết (nhất là sắt) để tránh thiếu máu.
Trong trường hợp cố gắng làm thuyên giảm những các triệu chứng trên vẫn tǎng nặng, nhất thiết phải hỏi ý kiến của bác sĩ sản khoa.
BS. Nguyễn Thị Hòa Bình, Sức khoẻ & Đời sống
|