Thuốc chữa bệnh viêm đại tràng mạn
11:08' 31/07/2003 (GMT+7)

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh khá phổ biến, bệnh thường kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm, ảnh hưởng đến sức khoẻ và công tác của người bệnh. Việc điều trị cũng thường kéo dài và khó khăn, cần kiên trì và cần phối hợp nhiều biện pháp. Nguyên tắc chung là không dùng thuốc kháng sinh, trừ trường hợp có bội nhiễm, không nên lạm dụng quá nhiều thứ thuốc, chú ý chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi thích hợp và quan trọng nhất là thoải mái về tinh thần. 

Về sử dụng thuốc

Có thể dùng một trong các thuốc sau đây để điều trị các triệu chứng:

Chống đi lỏng:

- Loperamide (imodium) viên 2mg, ngày uống 3 đến 4 viên chia làm 3 đến 4 lần.

- Ercefuryl viên 200mg, ngày uống 4 viên chia làm 4 lần.

- Diphenoxylase (reasec) ngày uống 2 viên chia làm 2 lần.

- Actapulgit ngày uống 2 đến 3 gói chia làm 2 đến 3 lần có tác dụng băng niêm mạc, giảm kích thích.

Chú ý: Khi đã hết đi lỏng thì không nên dùng các thuốc trên để tránh gây táo bón.

Chống táo bón:

- Ăn tăng chất xơ, chất nhày (rau mồng tơi, rau dền, rau đay, rau sam), uống nhiều nước hàng ngày.

Có thể sử dụng các thuốc sau:

- Mucipulgite, ngày uống 2 lần 3  gói chia làm 2 đến 3 lần.

- Sorbiton gói 5gam, ngày uống 1 đến 2 gói chia làm 2 lần.

- Forlax ngày uống 1 đến 2 gói, mỗi gói pha vào 1 ly nước.

- Fructines ngày uống 1 viên, ngậm vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm. 

Một số bài thuốc đông y có thể sử dụng để chữa táo bón: 

Bài 1: Dầu vừng, mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần  20 – 30ml

Bài  2: Rau dừa nước 20 g, rau rệu 20g, rau má 40g, rau sam 20g, rau khoai lang 20g. Các thứ  trên cho vào nồi sắc đặc uống hàng ngày.

Bài 3: Cỏ sữa 60g, cỏ nhọ nồi 60g. Hai thứ này cho vào nồi, đổ 250ml nước vào sắc còn 100ml uống 2 lần trong ngày. 

Chống đau bụng:

- NO-SPA viên 40mg,  ngày uống 4 viên chia 2 lần.

- Spasmaverin viên 40mg, ngày uống 4 viên chia 2 lần.

- Spasfon ngày uống 3 viên chia 3 lần.

Điều trị các triệu chứng khác:

- Nhiều hơi: Dùng than thảo mộc.

Smecta: 3 gói/ngày chia làm 3 lần.

- Trạng thái lo lắng, thần kinh không ổn định: dùng thuốc an thần nhẹ: meprobamat, rotunda. 

Các biện pháp hỗ trợ: 

- Đi bộ nhanh trước khi đi đại tiện lúc bị táo.

- Nên vận động, đi lại nhiều, tránh ngồi một chỗ nhiều giờ.

- Tập thở bụng theo phương pháp dưỡng sinh.

- Tập cơ thành bụng, xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ. 

(Theo Sức khoẻ và Đời sống) 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đái buốt, đái rắt không chỉ là dấu hiệu bệnh lý ở bàng quang (31/07/2003)
Bệnh basedow trẻ em (30/07/2003)
Phòng chữa khuyết tật bẩm sinh (27/07/2003)
Điều trị sẹo bằng máy siêu mài mòn da (25/07/2003)
Giãn tĩnh mạch (25/07/2003)
Chấn động não, bao giờ có thể yên tâm? (25/07/2003)
Coi chừng nhiễm virus viêm gan A trong nguồn nước (25/07/2003)
Muốn khoẻ xương, đừng quên sữa (24/07/2003)
Các loại viêm mũi (23/07/2003)
Dị tật thừa ngón tay bẩm sinh (23/07/2003)
Có khoảng 50 bệnh gây triệu chứng đau đầu (23/07/2003)
Lợi ích của khám phụ khoa định kỳ (23/07/2003)
Điều trị bệnh nấm móng (22/07/2003)
Ăn cơ quan sinh dục động vật có làm tăng khả năng tình dục? (22/07/2003)
Người bệnh tim có thể đi máy bay? (22/07/2003)
Tro ve dau trang