Say nóng và biện pháp xử lý
12:34' 18/07/2003 (GMT+7)

Mùa hè với thời tiết nóng nực sẽ là cơ hội cho say nóng xuất hiện. Việc phát hiện kịp thời triệu chứng và xử lý đúng phương pháp, thường khá đơn giản, có thể giúp nạn nhân nhanh chóng hồi tỉnh và thoát khỏi nguy hiểm về tính mạng.

Thế nào là say nóng?

Say nóng về mặt sinh học là hiện trạng mất nước toàn bộ cơ thể kèm theo rối loạn điều hoà thân nhiệt và rối loạn vận mạch, một hiện tượng rất hay gặp vào mùa hè ở một số nước nhiệt đới như Việt Nam ta. Say nóng không chỉ xuất hiện ngoài trời mà còn ở trong các hầm lò, trong nhà, trong các phương tiện giao thông; thường gặp ở trẻ em và những người chưa thích ứng được với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Say nóng xuất hiện như thế nào?

Điều kiện xảy ra say nóng thường là khi thời tiết khí hậu ẩm ướt (độ ẩm cao trên 80%), lúc trời oi bức, nhất là trước các cơn mưa, lúc xế chiều trời nhiều tia hồng ngoại, trên các cánh đồng vào lúc cuối ngày khi nước đã bị nung nóng cả ngày, các sân bê tông đỗ máy bay hoặc các sàn bê tông trên các toà nhà đang xây dựng không có bóng râm.

Đặc biệt, say nóng thường kết hợp với các điều kiện bất lợi như không có đủ nước uống hoặc ra nhiều mồ hôi mà không cung cấp đủ lượng muối đã mất. Đôi khi say nóng có thể xảy ra với trẻ em bị cảm sốt thông thường nhưng không được chăm sóc đúng quy cách như nằm ở nơi kín gió, mặc nhiều quần áo hoặc đắp kín chăn.

Triệu chứng

Biểu hiện của say nóng ở trẻ sơ sinh là tình trạng mất nước cấp tính toàn thể và có thể nhanh chóng dẫn đến tình trạng hôn mê, co giật và tử vong. Đối với người lớn và trẻ em, các triệu chứng xuất hiện mỗi lúc một nặng dần nếu không được kịp thời cứu chữa hoặc cứu chữa không đúng quy cách.

Lúc đầu chỉ là vã mồ hôi, có khi đau bụng, nôn mửa. Sau đó là các biểu hiện hoa mắt chóng mặt, mặt tái nhợt, nặng hơn nữa là mạch nhanh, có khi kèm theo hiện tượng chuột rút và tiểu ít. Tiếp theo là sốt cao 42-44oC kèm theo da và các niêm mạc khô, mạch trụy, nằm li bì hoặc có khi lại giãy dụa, mê sảng và cuối cùng dẫn đến hôn mê co giật.

Khi đó nếu xét nghiệm máu sẽ thấy protit máu tăng cao trên 80g/l, Natri máu trên 150mEq/l còn pH và dự trữ kiềm máu giảm (máu bị acid hoá). Trên điện não đồ sóng anpha dẹt và thấp, hiểu hiện của sự ức chế thần kinh trung ương.

Xử trí

Việc xử lý say nóng sẽ có hiệu quả tốt nếu điều trị sớm và tích cực. Tuy nhiên những trường hợp nặng và trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) cũng có thể bị tử vong.

Cách xử lý đơn giản nhất là cởi bớt quần áo, cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi thoáng mát, cho uống nước lạnh có pha muối, đồng thời tích cực chườm lạnh cho bệnh nhân, nhất là chườm lạnh vùng hõm nách và vùng trán.

Nhìn chung say nóng không nguy hiểm bằng say nắng, vì vậy nếu được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì bệnh nhân có thể bình phục sau 4-6 giờ.

TS. Phạm Xuân Quý, Sức khoẻ gia đình

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cholesterol xấu và tốt (18/07/2003)
Chăm sóc người già bị tiểu tiện không tự chủ (17/07/2003)
Bác sĩ gia đình giải đáp về ung thư (17/07/2003)
Tăng dục năng không cần rượu thịt (16/07/2003)
Ngứa hậu môn không do giun sán (16/07/2003)
Xoa bóp chữa phải gió (16/07/2003)
Hòn to - hòn nhỏ, bên có - bên không (15/07/2003)
Đuối nước và chết đuối (14/07/2003)
Chữa mụn nhọt mùa hè bằng thuốc Đông y (13/07/2003)
Chữa chai chân bằng ô mai mơ (13/07/2003)
Chữa mụn nhọt mùa hè bằng thuốc Đông y (12/07/2003)
Tóc bạc sớm (12/07/2003)
Cho trẻ uống thuốc (11/07/2003)
Thận trọng khi dùng viên thuốc sủi (10/07/2003)
Xử lý chuột rút (10/07/2003)
Tro ve dau trang