Xoa bóp chữa phải gió
15:20' 16/07/2003 (GMT+7)

Sau một ngày lao động mệt nhọc, sau đó lại nằm ngay xuống sàn lạnh, hoặc tựa vào tường lạnh, nằm quạt mát quá, tắm lạnh, không ủ ấm..., rồi thấy người mệt mỏi, đau ê ẩm các cơ; người ta thường cho là bị "phải gió". Thế nhưng cách xử trí hiệu quả theo y học cổ truyền không phải là ''bắt gió'' mà là ''chăm sóc'' các cơ.

Các chuyên gia y tế cho ''phải gió'' là hiện tượng xảy ra do lao động cơ bắp quá mức, dẫn đến suy giảm chuyển hóa vì thiếu oxy và tích lũy các chất chuyển hóa trong cơ.

Tuần hoàn máu có thể chống lại những biến đổi này, nhưng sự lưu thông của máu trong lúc cơ đang co có thể bị giảm, vì khi cơ co, sức cǎng trong cơ tǎng lên đè vào các mạch máu. Nếu sau đó lại để bị lạnh, cơ và mạch máu càng bị co thêm, trạng thái thiếu oxy và các chất chuyển hóa (acid lactic, acid puruvic) tǎng làm kích hoạt các thụ thể ở cơ (ở da, ở màng xương bao khớp) gây đau. Có thể đau ê ẩm, có thể đau mạnh tùy mức độ co cơ và khối lượng cơ co.

Y học cổ truyền phân ''phải gió'' vào phạm vi chứng tí (tắc) và cho nguyên nhân là do lao động mệt mỏi làm chính khí hư, gió, lạnh, ẩm thấp thừa lúc đó xâm nhập vào cơ thể, vào các lạc mạch làm tuần hoàn ở đó bị tắc trở. Và tắc thì gây đau (bất thông tắc thống). Trong trường hợp này, dùng phương pháp xoa bóp cho hiệu quả rất nhanh chóng.

Phép chữa trong xoa bóp là thư cân (làm mềm cơ), hoạt lạc (làm tuần hoàn trở lại bình thường). Thủ thuật thường dùng: xát (nóng da), véo da (làm mềm da, tǎng tuần hoàn dưới da), đấm cơ, day cơ đau mỏi (làm mềm cơ), day ấn các điểm đau ở cơ, day ấn các điểm bám tận của cơ co (tiếp tục làm mềm cơ), vận động khớp có cơ đau co (để phục hồi chức nǎng cơ khớp).

Xử trí

Để chữa trị cho người bị chứng "phải gió" nên để người bệnh nằm sấp, ngay ngắn, đầu không gối, hai tay để xuôi theo thân, hai chân duỗi đều nhau.

Massage:

Quan sát hai bên thǎn lưng xem có cân đối không. Thường thấy nơi có cơ co nổi cao lên. Lấy tay sờ vào chỗ cơ nổi lên và so sánh với chỗ "lành" xem cơ có cứng hơn không. Nếu thấy vừa nổi cao vừa cứng hơn chỗ bên lành, cần phải làm mềm cơ ở nơi đó.

- Dùng bàn tay xát nóng da ở lưng, từ ngang mỏm dưới xương bả vai xuống đến xương cùng (để đuổi hàn ở da, tǎng tuần hoàn dưới da).

- Dùng các ngón tay véo da từ khớp thắt lưng cùng ngược dọc cột sống lên đến đốt sống lưng 7 (tương đương mỏm dưới xương bả vai), véo dọc đường kinh bàng quang 2 bên thǎn lưng (như véo ở cột sống để làm mềm da, vì khi bị gió lạnh, các cơ ở da cũng co lại làm da cứng hơn). Khi véo da ở lưng, nhắc bệnh nhân chịu khó chịu đau một chút, đồng thời chú ý đến sức chịu đựng của bệnh nhân. Sau khi xát da, véo da thấy da vùng lưng đỏ lên và mềm ra.

- Dùng ngón út đấm vừa phải xuống hai thǎn lưng (phạm vi như trên) nhằm bước đầu làm mềm cơ.

- Hai bàn tay để đè lên thǎn lưng, day hai bên thǎn lưng từ chỗ không đau đến chỗ đau. Chú ý day ấn từ nhẹ đến mạnh vùng cơ co, theo dõi phản ứng của bệnh nhân. Thường mới đầu day nhẹ bệnh nhân chịu được, sau đó tǎng dần lên mạnh, bệnh nhân vẫn chịu được. Nếu day mạnh ngay bệnh nhân dễ có phản ứng do chưa đủ sức chịu tác động mạnh này.

Day ấn huyệt:

- Ấn huyệt cách du (ngang mỏm dưới xương bả vai, cách đốt sống lưng khoảng 3cm). Nếu thấy ở đó có nhóm bó cơ co tụ lại, thì day nhẹ nhàng cho mềm các bó cơ đó.

- Ấn huyệt thận du (gai sau đốt sống thắt lưng 2 ngang ra 3cm). Khi ấn vào huyệt, bệnh nhân có cảm giác cǎng, tức là trạng thái phản ứng bình thường ở đó. Nếu có cơ co bám vào xương ở đó, thì bệnh nhân phải có cảm giác cǎng tức mạnh, và thấy đau nhói. Day nhẹ để bệnh nhân chịu được. Tuy vậy bệnh nhân lại thấy dễ chịu ở lưng hơn, cảm thấy như đúng chỗ đau của mình, và như thấy cơ ở lưng mềm ra.

- Ấn dọc hai bên gai sau cột sống thắt lưng (từ đốt 1 đến đốt 5, và xuống xương cụt) để làm mềm cơ liên gai - y học cổ truyền gọi là huyệt giáp tích).

- Sau khi làm những thủ thuật này xong, để người bệnh nằm ngửa co hai đùi lên ép sát vào bụng. Người nhà có thể sử dụng thao tác sau: tay đặt lên 2 đầu gối, một tay đặt ở một bên vai, rồi đồng thời vừa ấn hai đùi xuống sát ngực, và cố định phần thân (để làm cơ lưng cǎng giãn tiếp).

- Sau đó một tay giữ vai người bệnh, một tay đặt vào 2 đầu gối, dùng sức đẩy 2 chân ngả sang phía đối diện, rồi lại kéo về ngả sang phía bên này (để vận động khớp sống thắt lưng và cơ ở hai thǎn lưng).

- Tiếp tục để người bệnh nằm ngửa duỗi thẳng chân, tay duỗi ngang, bàn chân phải đặt lên gối chân trái. Người nhà đứng bên phải, tay phải để lên gối phải, tay trái đè lên vai phải người bệnh, rồi tay phải ép gối phải sang đến sát giường bên trái, đồng thời tay trái giữ vai phải người bệnh, làm cho lưng được vặn sang trái. Động tác làm vừa mức phối hợp nhịp nhàng, có thể gây nên tiếng "rắc" ở sống thắt lưng. Đổi bên và vặn lưng sang bên phải. Vặn lưng có tác dụng làm cǎng giãn cơ thắt lưng và chỉnh lại những rối loạn nhỏ ở khớp sống lưng khi có cơ co và đau.

Phòng ngừa

Muốn không bị mỏi cơ, việc đầu tiên là phải có hệ cơ bắp khỏe mạnh, vì vậy cần tập thường xuyên, phù hợp với sức mình cho cơ bắp khoẻ, có thể làm việc dài lâu hơn.

Sau mỗi lần làm việc có cảm giác như quá sức, cần giữ ấm cơ thể (không để quạt thốc trực tiếp vào người, tránh để bị lạnh đột ngột) đồng thời tự đấm bóp vào các cơ (ở chân, tay, lưng) để cơ đỡ bị cǎng, hệ tuần hoàn tiếp tục hoạt động như cũ tạo điều kiện để các chất tích lũy trong tế bào cơ được hấp thụ hết.

GS. Hoàng Bảo Châu, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hòn to - hòn nhỏ, bên có - bên không (15/07/2003)
Đuối nước và chết đuối (14/07/2003)
Chữa mụn nhọt mùa hè bằng thuốc Đông y (13/07/2003)
Chữa chai chân bằng ô mai mơ (13/07/2003)
Chữa mụn nhọt mùa hè bằng thuốc Đông y (12/07/2003)
Tóc bạc sớm (12/07/2003)
Cho trẻ uống thuốc (11/07/2003)
Thận trọng khi dùng viên thuốc sủi (10/07/2003)
Xử lý chuột rút (10/07/2003)
Tiểu ra cặn trắng (10/07/2003)
Dùng thuốc hạ sốt thế nào cho an toàn? (09/07/2003)
Viêm cốt tuỷ trẻ em (08/07/2003)
Nam giới chăm sóc sức khỏe sinh sản thế nào? (08/07/2003)
Chụp X-quang nhiều có bị nhiễm xạ không? (07/07/2003)
Xử trí khi trẻ bị co giật (07/07/2003)
Tro ve dau trang