Tự sử dụng thuốc nhức đầu
11:33' 05/07/2003 (GMT+7)

Paracetamol hay Aspirin? Nhiều người tự mua và uống bất kể loại nào trong 2 thứ thuốc trên, cốt sao thoát khỏi cảm giác đau vùng đầu hết sức khó chịu. Đúng là các thuốc này trị được nhức đầu, nhưng có người được phép dùng loại này mà tuyệt đối không được dùng loại kia.

Dùng thuốc nhức đầu thế nào cho đúng?

Nhức đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
- Nguyên nhân nội sọ: Như bị u não, viêm màng não, co giãn mạch máu đưa đến nhức nửa đầu.
- Nguyên nhân tại chỗ: Tai - mũi - họng (viêm các xoang), răng hàm mặt (sâu răng, lệch khớp cắn), mắt (rối loạn khúc xạ như bị cận thị, viễn thị), xương khớp (thoái hóa cột sống cổ).
- Nguyên nhân toàn thân: Gồm rất nhiều bệnh nội khoa, thậm chí do tăng huyết áp hoặc bị táo bón.
- Nguyên nhân nhiễm trùng (cúm, viêm phổi, sốt rét...) hoặc ngộ độc (ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc).
- Ngoài ra còn do nguyên nhân tâm lý (làm việc quá căng thẳng) hay có loại nhức đầu không xếp loại được.

Khi nào đến bác sĩ?

Bệnh nhân nên đi bệnh viện hoặc khám bác sĩ khi có những triệu chứng sau:

- Nhức đầu kéo dài: Dùng thuốc giảm đau có cải thiện nhưng sau đó đau lại tái phát và kéo dài.
- Nhức đầu bộc phát và dữ dội: Người đang khỏe mạnh, đột nhiên nhức đầu dữ dội, có thể kèm theo ói mửa.
- Nhức đầu âm ỉ kéo dài và sau đó xuất hiện triệu chứng rối loạn tâm thần.
Nếu có một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần đến khám bác sĩ vì chẩn đoán nguyên nhân nhức đầu có khi đòi hỏi kiến thức chuyên môn rộng của nhiều chuyên khoa và nhiều loại xét nghiệm.

Tự điều trị

Nên lưu ý, để trị nhức đầu chủ yếu phải điều trị nguyên nhân (phần này thuộc bác sĩ chuyên khoa). Riêng người bệnh có thể tự sử dụng thuốc giảm đau để trị triệu chứng và chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 được đề xuất bởi Tổ chức Y tế Thế giới. Tức là có thể tự dùng một số thuốc như Paracetamol (còn có tên Acetaminophen), Aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để điều trị.

Nên chọn Paracetamol vì thuốc khá an toàn. Ðặc biệt, những người thuộc loại yếu dạ dày, bị hen suyễn hay có vấn đề về tim mạch không nên dùng Aspirin hay NSAID.

Cần sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng, như đối với người lớn, liều thông thường của Paracetamol không nên quá 3 g/ngày (mỗi lần 500-1.000mg, 3 lần/ngày). Riêng đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan kém. Thời gian dùng Paracetamol không quá 10 ngày ở người lớn hoặc 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.

Sau khi dùng thuốc giảm đau, nếu tình trạng nhức đầu không cải thiện hoặc tái phát, nên đến bác sĩ để khám và định bệnh.

TS-DS. Nguyễn Hữu Đức (Sức khoẻ & Đời sống)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Món ăn - bài thuốc cho người suy nhược thần kinh (04/07/2003)
 Bệnh nhược cơ có thể gây tử vong đột ngột? (03/07/2003)
Phụ nữ bị bệnh nên tránh thai thế nào? (03/07/2003)
Tia nước mạnh có thể làm rách màng trinh (03/07/2003)
Hô hấp nhân tạo cho trẻ em (03/07/2003)
Ăn gạo lứt muối mè có chữa được bệnh? (03/07/2003)
Tinh dịch màu hồng có nguy hiểm? (01/07/2003)
Tiếng ồn trong tai và hiện tượng lão thính (01/07/2003)
Khô miệng mạn tính ở người cao tuổi (01/07/2003)
Đông y có thể hỗ trợ sinh con theo ý muốn? (30/06/2003)
Khi nào phụ nữ sợ quan hệ tình dục? (28/06/2003)
Có nên uống nước cua sống để chữa bệnh? (27/06/2003)
Ai hay bị chấn thương cơ và xương? (26/06/2003)
Phẫu thuật vá màng nhĩ (25/06/2003)
Cháo mùa hè cho người cao tuổi (25/06/2003)
Tro ve dau trang