Phẫu thuật vá màng nhĩ
15:57' 25/06/2003 (GMT+7)
Hỏi: Từ khoảng 7-8 năm nay, tôi mắc bệnh viêm tai giữa mạn tính và đến nay, màng nhĩ tai trái đã bị thủng hoàn toàn, sức nghe kém hơn so với tai phải. Tôi được biết để chữa trị dứt điểm bệnh thì phải tiến hành mổ để vá màng nhĩ. Xin cho biết mổ ở đâu tốt nhất, xác suất thành công là bao nhiêu, chi phí ra sao thẩm mỹ sau phẫu thuật thế nào?

Trả lời: Chị bị bệnh đã 7-8 năm thì nhất thiết phải được bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng khám kỹ để xác định xem tổn thương còn khu trú ở tai giữa hay đã lan vào xương chũm. Ngoài ra, còn phải xác định xem đó là loại điếc gì, mức độ điếc ra sao...

Vì vậy, chị cần phải tiến hành một số xét nghiệm cần thiết như chụp phim tai, đo sức nghe. Cũng cần kiểm tra các vùng lân cận như mũi, xoang, họng vì viêm nhiễm ở các vùng này có liên quan đến thành công của phẫu thuật vá màng nhĩ.

Mục đích của loại phẫu thuật vá màng nhĩ là nâng cao sức nghe và giải quyết các thương tổn viêm nhiễm ở tai giữa và xương chũm (nếu có). Nếu giải quyết triệt để các tổn thương viêm nhiễm thì mảnh vá màng nhĩ mới tồn tại được, xác suất thành công càng cao.

Phẫu thuật vá màng nhĩ đã được tiến hành ở nước ta từ trên 40 năm nay. Nhiều thầy thuốc Tai mũi họng và nhiều cơ sở y tế chuyên khoa đã có đủ phương tiện cũng như kinh nghiệm để tiến hành loại phẫu thuật này. Vì vậy, chị không nên lo lắng quá. Phẫu thuật sẽ không ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ vì đường rạch thường ở phía sau tai.

Chi phí của phẫu thuật dựa trên nguyên tắc "thực chi thực thanh", phụ thuộc vào các xét nghiệm phải làm, các thuốc, các vật liệu tiêu hao trong khi mổ và trong thời gian điều trị. Chị ở Hà Nội thì có thể mổ ở Viện Tai mũi họng TƯ (cạnh BV Bạch Mai) hoặc BV Hữu nghị Việt Nam- Cu Ba (37 Hai Bà Trưng, Hà Nội). Thầy thuốc trực tiếp điều trị cho chị sẽ giải đáp và tư vấn cụ thể các vấn đề mà chị quan tâm.

GS.TS Trần Hữu Tuân, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cháo mùa hè cho người cao tuổi (25/06/2003)
Bệnh sán lá gan nhỏ (25/06/2003)
Nói không rõ tiếng, chữa được không? (25/06/2003)
Chữa bệnh bằng tắm thuốc (25/06/2003)
Món ăn phòng chống động thai (24/06/2003)
Rò bàng quang và rò trực tràng - âm đạo (24/06/2003)
Bệnh lo âu (23/06/2003)
Sốt đỉnh núi (23/06/2003)
Nhận biết và xử lý nhiễm khuẩn rốn trẻ sơ sinh (20/06/2003)
Đau khớp háng, bị bệnh gì? (20/06/2003)
Stress làm giảm khả năng cương cứng của đàn ông (19/06/2003)
Chữa bệnh quai bị bằng y học cổ truyền (19/06/2003)
Xử trí khi bị dị ứng thực phẩm (19/06/2003)
Chữa hội chứng thắt lưng chậu (18/06/2003)
Các xét nghiệm bệnh cao huyết áp (18/06/2003)
Tro ve dau trang