Các xét nghiệm bệnh cao huyết áp
14:03' 18/06/2003 (GMT+7)

Hỏi: Tôi bị cao huyết áp, mỗi lần đi khám bác sĩ thường chỉ định làm nhiều loại xét nghiệm rất tốn kém. Xin hỏi có thật sự cần như vậy không?

Trả lời: Rất tiếc ông không cho biết các loại xét nghiệm đã được bác sĩ chỉ định và tình trạng bệnh cao huyết áp của ông. Nhìn chung, các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định có thể nhằm các mục đích khác nhau: xác định nguyên nhân bệnh, đánh giá mức độ tiến triển của bệnh, thăm dò biến chứng, theo dõi sự đáp ứng với thuốc điều trị...

- Các xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân gây cao huyết áp thường được chỉ định trong một vài lần khám đầu tiên. Ví dụ, xét nghiệm kích thích tố aldosteron huyết thanh và nước tiểu. Đây là loại kích thích tố được tổng hợp và phóng thích ra từ vỏ nang thượng thận và tác động lên thận để điều tiết sự cân bằng muối và nước. Khi aldosteron được sản xuất quá nhiều sẽ gây tăng huyết áp. Người bệnh cao huyết áp nguyên phát (chiếm đa số) không phải làm xét nghiệm này.

- Các xét nghiệm nhằm xác định các yếu tố nguy cơ các bệnh tim mạch thường kết hợp với cao huyết áp (như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch...), có ý nghĩa quan trọng, cần kiểm tra định kỳ.

- Các xét nghiệm được chỉ định để tầm soát, xác định và đánh giá tổn thương mà tình trạng huyết áp kéo dài có thể gây ra cho một số phủ tạng (được gọi là cơ quan đích như não, tim, phổi, đáy mắt và đặc biệt là thận).

Các biến chứng phủ tạng trên nhiều khi diễn biến khá thầm lặng, nên cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ. Ngoài trường hợp có các triệu chứng gợi ý, không nhất thiết phải tiến hành làm các xét nghiệm này ở mỗi lần khám. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định khi bệnh nhân đồng nhiễm một bệnh khác hoặc thầy thuốc nghi ngờ một bệnh lý nào đó.

Xét nghiệm thường được chỉ định trong điều trị cao huyết áp

- Nồng độ mỡ máu (cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C).
- Đường máu
- Đánh giá chức năng thận (protein niệu, creatin máu hoặc có thể ion đồ).
- Soi đáy mắt.
- Điện tim
- Tình trạng tưới máu não khi có triệu chứng nghi ngờ bị thiếu máu não tạm thời (lưu huyết não hoặc điện não, siêu âm doppler động mạch cảnh...).

BS. Lê Quang Hồng, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Viêm xoang trán (18/06/2003)
Bệnh thuỷ đậu và cách xử trí (18/06/2003)
Làm thế nào để cai nghiện thuốc lá? (17/06/2003)
Cẩn thận khi cho ong đốt chữa bệnh (16/06/2003)
Co cứng cơ và cơn Tetanie (16/06/2003)
Ăn uống chữa di tinh (13/06/2003)
Thận trọng dùng thuốc khi học thi (13/06/2003)
Tại sao nhiều phụ nữ không còn ham muốn? (12/06/2003)
Chữa cận thị bằng phương pháp Lasik (12/06/2003)
Khắc phục thoát vị nghẹt (12/06/2003)
Xử lý mụn rộp (12/06/2003)
Chăm sóc người suy thận mạn (12/06/2003)
Có nên dùng thực phẩm biến đổi gene? (11/06/2003)
Tìm hiểu bệnh viêm gan siêu vi B (10/06/2003)
Chứng... khát nước (10/06/2003)
Tro ve dau trang