Làm thế nào để cai nghiện thuốc lá?
09:11' 17/06/2003 (GMT+7)

Không đến mức như ma tuý, nhưng chẳng khác gì rượu, bia hay một số thức gây nghiện khác, thuốc lá, thuốc lào khiến người ta không dứt ra được, dù biết cứ 8 giây lại có một người chết vì nó. Tuy nhiên, thuốc lá không thể đeo đẳng bạn suốt đời, nếu bạn quyết tâm từ bỏ theo một lịch trình khoa học.

Theo các chuyên gia y tế, trong thuốc lá, thuốc lào... có chứa chất nicotin - chất gây nghiện, có thể làm thay đổi suy nghĩ, hoạt động của con người. Khi nghiện thuốc lá, người ta sẽ có cảm giác thèm và buộc phải hút để bù lại nicotin. Do đó khi đã hút thuốc, đa số sẽ hút ngày càng nhiều và khó bỏ hơn.

Hút thuốc cũng là một thói quen , thường xảy ra trong một hoàn cảnh cụ thể như: Hút thuốc sau bữa ăn, khi căng thẳng...; mà việc từ bỏ một thói quen là điều không dễ dàng.

Tác hại của thuốc lá

Dù sử dụng thuốc lá dưới dạng nào (hút, hít, nhai...), sức khoẻ của bạn cũng có thể trầm trọng từng ngày vì:

- Khói thuốc bám vào răng làm thay đổi màu răng, gây tụt lợi, viêm miệng, hơi thở hôi...
- Hút thuốc lâu ngày có thể gây ung thư miệng, thanh quản, phổi.
- Nicotin từ thuốc lá làm tăng huyết áp, mỡ máu và có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như đau tim...

Đó là những lý do rất quan trọng mà ta nên bỏ thuốc lá. Hơn nữa, bỏ thuốc còn giúp tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.

Chuẩn bị gì để bỏ thuốc?

- Ghi ngày tháng quyết định bỏ thuốc và đánh dấu lại, chọn ngày sau đó 1-2 tuần để làm đích. Bỏ thuốc lá thật ra rất khó, vì vậy cần phải tăng dần mục tiêu thực hiện. Mỗi khi muốn hút thuốc bạn nên nghĩ ra một việc gì khác để làm nhằm quên đi cảm giác thèm thuốc. Ví dụ, khi thèm thuốc, bạn không hút mà ăn kẹo cao su, hạt hướng dương...

- Để bỏ được thuốc lá, điều quan trọng nhất là chính quyết tâm và nghị lực của bạn. Việc cần làm đầu tiên là giảm dần số lượng thuốc mà bạn hút mỗi ngày.

- Cần tìm sự hỗ trợ, chia sẻ động viên từ bạn bè, gia đình và bác sĩ... Tốt hơn là tìm một người bạn hay ai đó cũng muốn bỏ thuốc như bạn để thực hiện dễ dàng hơn.

Kẹo và thuốc khác có thể thay thế?

- Bạn cần lưu ý, việc sử dụng nicotin dạng kẹo hoặc các loại thay thế khác đều đem lại cảm giác thèm nicotin. Đừng ngại cho các chuyên gia y tế biết về loại nicotin phù hợp với bạn. Từ đó, tìm ra một loại kẹo thay thế mà bạn thích, ví dụ kẹo bạc hà, kẹo cao su...
- Không được hút thuốc lá để thay thế cho thuốc lào hay ăn trầu..., mà phải ngưng dùng tất cả những loại có liên quan đến thuốc lá, nicotin.
- Nên tăng cường các hoạt động thể thao như đi bộ, chạy đều, tắm nước ấm... để thư giãn, hoặc làm bất kỳ một việc nào đó mà bạn ưa thích để không nghĩ đến thuốc lá nữa.

Nếu nghiện trở lại?

Nghiện trở lại là chuyện bình thường; bạn nên rút kinh nghiệm từ sai phạm này, nghĩ về những kế hoạch bạn có thể làm trong thời gian tới.

BS. Việt Anh, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cẩn thận khi cho ong đốt chữa bệnh (16/06/2003)
Co cứng cơ và cơn Tetanie (16/06/2003)
Ăn uống chữa di tinh (13/06/2003)
Thận trọng dùng thuốc khi học thi (13/06/2003)
Tại sao nhiều phụ nữ không còn ham muốn? (12/06/2003)
Chữa cận thị bằng phương pháp Lasik (12/06/2003)
Khắc phục thoát vị nghẹt (12/06/2003)
Xử lý mụn rộp (12/06/2003)
Chăm sóc người suy thận mạn (12/06/2003)
Có nên dùng thực phẩm biến đổi gene? (11/06/2003)
Tìm hiểu bệnh viêm gan siêu vi B (10/06/2003)
Chứng... khát nước (10/06/2003)
Thuốc gì cho trẻ táo bón? (10/06/2003)
8 loại thuốc không nên dùng cho trẻ em (10/06/2003)
3 món canh giải nhiệt mùa hè (09/06/2003)
Tro ve dau trang