Chữa chấn thương khớp gối
11:48' 24/05/2003 (GMT+7)
Hỏi: Trong khi tranh cướp bóng, cháu tôi bị bạn đá mạnh vào ống chân phải. Ngay sau đó cháu không chạy được, đau trong khớp gối phải, nhất là khi cử động gấp - duỗi, cẳng chân phải vẫn đưa được ra trưứơc và sau sau. Chúng tôi nên chữa trị thế nào cho cháu?
 
Trả lời: Ở khớp gối có hai dây chằng chéo rất chắc, chịu lực cơ học căng- giãn rất cao, chúng giữ cho khớp gối không trật theo chiều trước - sau. Trường hợp chấn thương khớp gối của cháu làm đứt cả hai dây chằng chéo làm cẳng chân đưa được theo hai chiều trước - sau.

Đứt dây chằng chéo khớp gối nếu không được điều trị, hoặc đều trị không kịp thời và đúng phương pháp, thường gây các biến chứng:
- Hạn chế chức năng vận động gấp - duỗi của khớp gối khi đ i- đứng, ngồi xổm - đứng lên, lao động thể lực có mang vác vật nặng.
- Lỏng khớp gối, di động bất thường khớp gối theo chiều trước - sau.
- Viêm khớp gối mạn tính sau chấn thương gây xơ dính quanh khớp gối.
- Thoái hoá khớp gối: Mọc gai xương, bào mòn diện khớp tiếp xúc, dính khớp...

Đứt hoàn toàn dây chằng chéo khớp gối không tự liền lại được mà phải phẫu thuật tái tạo lại dây chằng. Có nhiều phương pháp mổ tái tạo dây chằng chéo khớp gối khác nhau. Gia đình phải trực tiếp đưa cháu đến điều trị tại chuyên khoa chấn thương chỉnh hình của bệnh viện. Chi phí cho cuộc mổ này khoảng 1,2-1,5 triệu đồng. Sau mổ khoảng 10 ngày, cháu bạn phải mang nẹp bột 4 tuần nữa. Khi hết thời gian mang bột, cháu bạn cần tập vận động gấp - duỗi khớp gối tích cực chủ động với cường độ tăng cao dần. Trước và sau khi tập có thể đắp gạc tẩm nước muối ấm trong 15-30 phút vào vùng xung quanh khớp gối. Thông thường 3 tháng sau mổ, khớp gối sẽ trở về bình thường.

Trong thời gian chuẩn bị đi khám và điều trị tại bệnh viện, cháu bạn cần chú ý không đắp thuốc, xoa bóp bừa bãi vào vùng khớp gối (sẽ thúc đẩy thoái hoá khớp gối nhanh), cần quấn băng thun cố định tạm thời khớp gối. Nếu cháu đau nhiều tại khớp gối, gia đình nên cho uống thuốc giảm đau không gầy nghiện như paracetamol, alaxan... Cần ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh để có sức khoẻ chịu đựng cuộc phẫu thuật.

Ths.Phạm Quang Trung, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Rửa tay thế nào cho sạch? (24/05/2003)
Thuốc hỗ trợ sinh sản gây đa thai và ung thư buồng trứng? (24/05/2003)
Chữa liệt nửa người bằng thuốc đông y (23/05/2003)
Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thế nào cho đúng? (22/05/2003)
Hội chứng viêm não cấp - tử vong cao, di chứng nhiều (22/05/2003)
Xử lý sẹo và sẹo lồi (22/05/2003)
Bệnh mày đay (21/05/2003)
Mù thoáng qua (21/05/2003)
Nâng cấp sức khoẻ bằng massage - tắm khô (21/05/2003)
Tại sao trẻ bị cứng đa khớp bẩm sinh? (21/05/2003)
Đái tháo lạt (20/05/2003)
Triệu chứng và cách chữa trị hạt cơm (20/05/2003)
Trị chứng són tiểu ở phụ nữ (20/05/2003)
Trị bách bệnh bằng rau cần tây (20/05/2003)
Thực phẩm chữa bệnh cho nam giới, nữ giới (19/05/2003)
Tro ve dau trang