Xử lý sẹo và sẹo lồi
14:52' 22/05/2003 (GMT+7)

Sau khi lành một vết loét, vết thương hay vết mổ, tổ chức da của bạn ở những nơi này mất đi. Thay vào đó là tổ chức xơ hoặc các tổ chức tái tạo lại, không còn vân của da, không lỗ chân lông và tuyến mồ hôi, không còn cả các sợi chun da thường có. Đó là sẹo, thứ mà bạn luôn muốn che giấu và tìm cách xoá bỏ. Tuy nhiên, phải là cách xoá bỏ đúng.

Có nhiều loại sẹo:
- Sẹo mới: thường có màu đỏ hoặc hồng.
- Sẹo lâu hơn thường có màu sẫm hoặc trắng do tăng sắc tố hoặc mất sắc tố.
- Khi tổ chức liên kết ở ở sẹo ít thì thường sẹo lõm ở nơi này da rất mỏng, không có vân da và lõm thấp hơn bề mặt chung quanh.
- Khi các tổ chức xơ tăng lên, dày đặc, sẹo trở thành phì đại, nổi gờ cao trên mặt da gọi là sẹo lồi.

Vị trí: Bất kỳ nơi nào cũng có thể có sẹo lồi; tuy nhiên tai, vùng dưới lưng, ngực, cánh tay là những nơi dễ xuất hiện loại sẹo này hơn cả. Sẹo lồi thường nổi 6 tháng sau khi da bị tổn thương và tồn tại rất lâu.

Điều trị: Chẩn đoán không mấy khó khăn khi sẹo lồi xuất hiện, sau sang chấn, sau 1 vết thương. Tuy nhiên, điều trị không đơn giản. Có thể cắt bỏ nhưng vùng cắt bỏ thường tái tạo lại sẹo lồi rộng hơn. Khắc phục tình trạng này sau khi cắt bỏ sẹo lồi, người ta tiêm vào thương tổn corticoid rồi mới khâu da. Có thể dùng Triamcinolon acetonide (kenalog)/20mg/ml tiêm trực tiếp vào dưới sẹo. Dùng kim và bơm tiêm Tuberculin để tiêm. Mỗi tháng tiêm 1 lần trong 3-4 tháng. Khi sẹo da xẹp bớt thì hạ liều xuống 10mg/ml và tiêm tiếp 3-4 lần nữa, cách 1 tháng tiêm 1 lần.

Hiện một số cơ sở thẩm mỹ đang thử dùng Laser để đốt sẹo lồi; tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cho kết quả khả quan.

TS.Trần Lan Anh, Bác sĩ gia đình

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bệnh mày đay (21/05/2003)
Mù thoáng qua (21/05/2003)
Nâng cấp sức khoẻ bằng massage - tắm khô (21/05/2003)
Tại sao trẻ bị cứng đa khớp bẩm sinh? (21/05/2003)
Đái tháo lạt (20/05/2003)
Triệu chứng và cách chữa trị hạt cơm (20/05/2003)
Trị chứng són tiểu ở phụ nữ (20/05/2003)
Trị bách bệnh bằng rau cần tây (20/05/2003)
Thực phẩm chữa bệnh cho nam giới, nữ giới (19/05/2003)
Trầm uất sau khi sinh (19/05/2003)
Ai nên tiêm phòng vaccine viêm gan B? (19/05/2003)
Chữa bệnh hiếu động của trẻ (16/05/2003)
Xương của người nghiện ma tuý rất khó liền (16/05/2003)
Bệnh Marfan (14/05/2003)
Công dụng của hạt gấc (14/05/2003)
Tro ve dau trang