Đái tháo lạt
16:52' 20/05/2003 (GMT+7)

Hỏi: Nhiều người mắc bệnh đáo tháo đường lại có người bị đái tháo lạt. Hai bệnh đó khác nhau ra sao? Xin cho biết chi tiết về nguyên nhân và cách chữa bệnh đái tháo lạt?

Uống nước và đi tiểu liên tục - biểu hiện nổi bật của bệnh đái tháo lạt

Trả lời: Đái tháo đường là một bệnh phổ biến. Người bị bệnh này có lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường và xét nghiệm nước tiểu thấy có đường (bình thường không có). Còn đái tháo lạt là một bệnh do nhiều nguyên nhân phức tạp đưa đến tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều, nước tiểu không màu, không vị, tỷ trọng rất thấp, thậm chí giống như nước lã (do thiếu các thành phần được bài tiết thông thường qua nước tiểu); tất nhiên, không có đường trong nước tiểu.

Bệnh đái tháo lạt hiếm gặp hơn so với bệnh đái tháo đường, nam bị nhiều hơn nữ và thường ở lứa tuổi trẻ. Bệnh đái tháo lạt có thể xuất hiện từ từ, cũng có thể rất đột ngột sau một chấn thương hay tình trạng nhiễm trùng nặng. Bệnh diễn biến chậm và khó điều trị. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là:

- Bệnh nhân có thể đi tiểu 5-10 lít/ngày, thậm chí 20-30 lít/ngày. Vì tiểu nhiều như vậy nên người bệnh rất khát và phải uống nước ngay sau khi tiểu; việc uống nước và đi tiểu vì vậy diễn ra liên tục, kể cả ban đêm. Vì cơn khát, người bị bệnh đái tháo lạt uống bất kể loại nước gì, thậm chí có người đã uống cả nước ao, nước ruộng trên đường tới bệnh viện. Bệnh nhân thường thích uống nước lạnh. Nếu thiếu nước, bệnh nhân có thể ngất xỉu, hạ huyết áp, thậm chí sốt cao, rối loạn tâm thần.

- Da khô, không có mồ hôi. Người gầy, ăn kém vì suốt ngày chỉ uống nước nên không còn cảm giác thèm ăn.

- Người ở tuổi dậy thì bị đái tháo lạt còn có thể bị các rối loạn về nội tiết (rối loạn kinh nguyệt, giảm tình đục...)

Cơ chế gây bệnh đái tháo lạt là do thiếu tương đối hay tuyệt đối chất ADH (nội tiết tố chống bài tiết nước tiểu) do tổn thương thùy sau  của tuyến yên (hay thuỳ thần kinh). Về điều trị, bệnh nhân phải được khám, làm các xét nghiệm cần thiết tại chuyên khoa để xác định cụ thể nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp:

- Nếu do nguyên nhân chấn thương tinh thần hay nhiễm trùng nặng thì cần điều trị tích cực các chấn thương và tình trạng nhiễm trùng.

- Nếu do suy thận thì điều trị bệnh thận.

- Có trường hợp đái tháo lạt do thai nghén thì sau khi sinh, người mẹ có thể khỏi hoàn toàn (vì ADH chỉ bị ức chế tạm thời do các nội tiết tố của thai sản).

- Trường hợp di truyền hay vô căn, thường rất khó đều trị và tiên lượng dè dặt.

- Nếu do thiếu hormon ADH, có thể điều trị bằng phương pháp thay thế (dùng nội tiết tố).

- Điều trị bằng phương pháp chiếu tia phóng xạ tia X) nếu là khối u.

BS.Kim Loan, Khoa học & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Triệu chứng và cách chữa trị hạt cơm (20/05/2003)
Trị chứng són tiểu ở phụ nữ (20/05/2003)
Trị bách bệnh bằng rau cần tây (20/05/2003)
Thực phẩm chữa bệnh cho nam giới, nữ giới (19/05/2003)
Trầm uất sau khi sinh (19/05/2003)
Ai nên tiêm phòng vaccine viêm gan B? (19/05/2003)
Chữa bệnh hiếu động của trẻ (16/05/2003)
Xương của người nghiện ma tuý rất khó liền (16/05/2003)
Bệnh Marfan (14/05/2003)
Công dụng của hạt gấc (14/05/2003)
Thiếu máu cục bộ não thoảng qua (14/05/2003)
Bệnh mùa nóng (13/05/2003)
Hít nhiều bụi gỗ có bị ung thư sàng hàm? (13/05/2003)
Bệnh tật do tác dụng phụ của thuốc (13/05/2003)
Tự chữa căng vú trước kỳ kinh bằng thuốc dân gian (13/05/2003)
Tro ve dau trang