Cây sống đời chữa bách bệnh
18:19' 05/04/2003 (GMT+7)

Sống đời thuộc cây thảo, thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đối, hoa màu đỏ hay cam vàng. Cây thường ra hoa từ tháng 2 đến tháng 5.

Cây sống đời được trồng làm cảnh, trồng bằng lá. Có thể thu hái lá tươi quanh năm dùng làm thuốc. Trong lá cây sống đời người ta tìm thấy nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, dùng trị một số bệnh đường ruột và nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

Theo y học cổ truyền, cây có vị nhạt, hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng, chỉ thống, sinh cơ. Thường làm thuốc, giải độc, chữa bỏng, đắp vết thương, đắp mắt sưng đau, đắp mụn nhọt và cầm máu.

Cách dùng: Lá tươi giã nát đắp hoặc lấy nước bôi hàng ngày. Nếu để uống thì dùng lá tươi rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống. Dùng lá tươi giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai chữa tai giữa cấp tính.

PGS. Võ Văn Chi

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xử trí khi bị phơi nhiễm HIV (08/03/2003)
Trẻ ho uống gì? (28/02/2003)
Có bầu lúc nào tốt nhất? (11/02/2003)
''Tráng miệng bằng hoa quả sau bữa ăn chỉ có lợi'' (21/01/2003)
Giun kim có làm viêm âm đạo? (17/01/2003)
Bong da đầu ngón tay (20/01/2003)
“Nỗi đau” của phụ nữ khi quan hệ tình dục (03/01/2003)
Tập cho trẻ ăn dặm (02/01/2003)
Nấc cục (02/01/2003)
Đái dầm (02/01/2003)