Bướu não trẻ em sẽ ít nguy hiểm nếu phát hiện sớm
10:41' 13/12/2003 (GMT+7)

Trong các loại ung thư trẻ em, bướu não có tỉ lệ tử vong cao nhất. Tuy là bệnh khá phổ biến nhưng nguyên nhân gây bệnh lại chưa được xác định rõ ràng.

Bệnh nhân u não đang được chăm sóc tại Khoa Bướu nhi BV Ung bướu TP.HCM 

Vấn đề hiện nay là do phát hiện trễ nên sau khi điều trị bằng cách cắt bỏ khối bướu não, có khoảng 1/3 trường hợp tái phát, và những trường hợp này lại thường được các phương tiện chẩn đoán phát hiện muộn màng

Bướu não là bệnh tương đối ít gặp ở người lớn, chỉ chiếm 1,6% tổng số các dạng ung thư. Bướu não ở trẻ em thường gặp hơn, đứng vị trí thứ hai sau bệnh bạch cầu cấp, tỉ lệ là 12,3%. Tuy nhiên, bướu não là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư trẻ em.

Bướu não có nhiều loại, diễn tiến bất thường

Nguyên nhân gây bướu não chưa rõ nhưng y học ghi nhận bướu não có liên quan đến một số bệnh di truyền gia đình như bệnh đa bướu sợi thần kinh.

Bướu não trẻ em có nhiều loại tùy thuộc nguồn gốc xuất phát hay hình dạng mô tế bào. Đặc biệt là bướu sao bào lông, một loại bướu tiểu não, hay gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, chiếm tỉ lệ 10% - 20% bướu não trẻ em. Dạng bướu não này phát triển chậm, có xu hướng ăn lan tại chỗ và mô xung quanh. Bệnh ít khi đe dọa mạng sống nhưng hay có những biểu hiện làm rối loạn tiếng nói, mất thăng bằng đi lại, rối loạn vận động tay chân...

Cho đến nay, việc điều trị bướu sao bào lông chủ yếu là mổ cắt lấy hết khối u. Kết quả đạt được khá tốt.

Thông thường, người ta theo dõi trẻ sau mỗi lần chữa trị bướu não bằng cách theo dõi dấu hiệu lâm sàng (triệu chứng tăng áp lực nội sọ và dấu chứng rối loạn nhân cách hoặc vận động...), chụp mổ cắt lớp scan hay chụp cộng hưởng từ MRI. Hầu hết các phương tiện theo dõi này đều phát hiện tình trạng tái phát khá muộn màng.

MIB-1: Một kỹ thuật xét nghiệm nhiều ý nghĩa

Nhóm nghiên cứu của các bác sĩ ngưởi Mỹ đã tìm ra được kháng thể MIB-1 từ mẫu mô bướu não ở người đã được mổ lấy ra. Kháng thể MIB-1 có đặc trưng gắn kết với Ki-67 (dấu ấn sinh học tăng trưởng), một chất chỉ hiện diện khi có sự sinh sản tế bào mạnh mẽ.

Qua khảo sát và theo dõi trên 118 trẻ bị bướu não thuộc dạng bướu sao bào lông, nhóm nghiên cứu ghi nhận: Nhóm trẻ bị bướu não có nhiều tế bào gắn kết với MIB-1 (trên 2%) dễ bị tái phát hơn. Xét nghiệm này được thực hiện với mẫu mô não vừa mổ lấy ra, và mẫu mô não này được tồn trữ trong vòng một vài năm sau.

Tuy vậy, giá trị của kỹ thuật test MIB-1 đã giúp bác sĩ và gia đình trẻ bị bướu não loại bướu sao bào lông hiểu biết kiểu cách diễn tiến của bướu trong hiện tại và tương lai. Từ đó, bác sĩ sẽ dễ dàng định ra cách điều trị thích hợp và chặt chẽ nhất. Trẻ bị bướu não có tỉ lệ MIB-1 dương tính cao, cần được theo dõi và chụp MRI não định kỳ để tìm tái phát, vì khoảng 1/3 trường hợp có tái phát sau mổ cắt bỏ khối u bướu não.

Test MIB-1 đang được áp dụng tại các bệnh viện ở Mỹ hiện nay.

(Theo NLĐ)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chuyện đó của bạn “nóng” ở mức nào? (12/12/2003)
Giữ sức khỏe trên máy bay (10/12/2003)
Hãy lắng nghe tiếng nói cơ thể (10/12/2003)
Thở đúng, sống lâu (10/12/2003)
10 quy tắc vàng để có cuộc sống lâu dài hạnh phúc (08/12/2003)
Crestor - thuốc điều trị chứng tăng cholesterol máu (08/12/2003)
Cân nhắc khi quyết định sinh mổ (08/12/2003)
10 câu hỏi về bệnh viêm tắc phế quản phổi mãn tính (07/12/2003)
8 bước để khởi động chuyện ấy (05/12/2003)
Cam quýt – bài thuốc hữu hiệu ngừa ung thư (05/12/2003)
Vì sao trẻ được ăn uống tốt vẫn còi xương? (05/12/2003)
Ruồi bay trong mắt, có phải do dùng nhiều vi tính? (04/12/2003)
Người bị tiểu đường nên ăn uống thế nào? (04/12/2003)
Nam giới suy yếu sinh lý có thể làm cha? (03/12/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang