Tránh ''cây'' mọc trong tai
15:12' 22/11/2003 (GMT+7)

Ngứa, đau, nặng tai. Ống tai ngoài bị nhiều mảng màu xám, đen, trắng lấp đầy; trên đó các sợi bào tử nấm mọc dày như một khu rừng. Chuyện mọc ''cây'' trong tai là bệnh lý tai - mũi - họng phổ biến, gọi là nấm ống tai ngoài.

Đi khám ngay khi thấy ngứa, đau tai.

Nấm ống tai chiếm 10% trong số những bệnh nhân viêm ống tai. Bệnh hay gặp do những vi sinh vật cơ hội gây ra như: Aspergillus niger, candida, mucoracae, dermatophytes, và actinomyces. Nguyên nhân hay gặp nhất là dùng các dụng cụ không sạch có nhiễm các loại sinh vật này để ngoáy tai, lấy ráy tai ở các hiệu cắt tóc..., suy giảm miễn dịch, các nhiễm trùng tại chỗ khác kết hợp, chàm ống tai, dùng kháng sinh nhỏ tai kéo dài.

Triệu chứng

Biểu hiện đầu tiên của bệnh nấm ống tai ngoài là ngứa trong ống tai, ngứa tăng dần làm bệnh nhân phải ngoáy tai liên tục. Rất ít bệnh nhân đến khám và chữa ở giai đoạn này.

Khi nhiễm trùng nặng, bệnh nhân bắt đầu thấy đau tai, đau tăng lên khi nhai hoặc ngáp. Tai bệnh nhân lúc này thấy nặng, cảm giác đầy tức trong tai đồng thời nghe kém hơn hẳn tai bên lành hoặc nếu bị cả hai tai thì sức nghe giảm sút hẳn, đồng thời có dịch chảy ra ngoài cửa tai màu trắng, vàng, hoặc nâu bẩn. Giai đoạn này bệnh nhân không thể chịu được nữa mới chịu đến gặp thầy thuốc tai - mũi - họng.

Khi khám tai, ống tai ngoài bị bệnh được lấp đầy bởi những mảng màu xám, đen hoặc trắng, phía trên những mảng này, các sợi bào tử nấm mọc trông như một khu rừng, đặc biệt nếu được soi và phóng đại trên màn hình. Các mảng này có mùi hôi rất khó chịu. Lấy những đám tổ chức bệnh lý này đem đi soi tươi và nuôi cấy để có được chẩn đoán xác định đúng loại nấm gây bệnh.

Điều trị

Khi bị nấm ống tai ngoài, cần làm sạch ống tai bằng dung dịch acid acetic 2%, có thể kết hợp với muối nhôm hoặc muối cacbonat canxi (dung dịch Burow). Sau đó sử dụng thuốc chống nấm tại chỗ như m-cresyl-acetat, aluminum acetat (dung dịch Burow), tolnaftat, clotrimazole, nystatin và một số dung dịch vệ sinh tại chỗ.

Phòng tránh

Tuyệt đối không ngoáy tai bằng những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh; không để thợ cắt tóc lấy ráy tai hoặc làm vệ sinh tai. Mọi người quan điểm ráy tai là bẩn nên cố lấy cho bằng hết mà không biết rằng ráy tai cũng đóng vai trò đáng kể trong việc bảo vệ thành ống tai, trừ trường hợp ráy quá nhiều ảnh hưởng đến sức nghe.

Nên đến thầy thuốc tai - mũi - họng để kiểm tra và lấy ráy tai. Khi tai đã bắt đầu ngứa tức là đã có biểu hiện của viêm ống tai nên nhờ sự giúp đỡ của thầy thuốc.

ThS. Phạm Bích Ðào, Sức khoẻ & Đời sống

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Để sinh con không quá nhẹ cân (22/11/2003)
Khi nào khẳng định mắc bệnh đái tháo đường? (21/11/2003)
Dùng thuốc sai, trẻ bị tai biến gì? (19/11/2003)
Phòng trị chảy máu cam bằng thuốc Đông y (19/11/2003)
Phụ nữ dùng estrogen thế nào cho an toàn? (18/11/2003)
Di tinh và di niệu (18/11/2003)
Tự xoa bóp phòng chống phì đại tiền liệt tuyến lành tính (18/11/2003)
Để có đêm tân hôn tuyệt diệu (17/11/2003)
Thuốc phiện và béo phì - kẻ thù của khả năng sinh sản (17/11/2003)
Tiểu đường khi mang thai (16/11/2003)
Tự xoa bóp phòng chống phì đại tiền liệt tuyến lành tính (16/11/2003)
Phòng chữa bệnh ung thư da (16/11/2003)
Mẹ làm gì khi con táo bón? (16/11/2003)
Đồng tính luyến ái, do khiếm khuyết thể chất hay tinh thần? (15/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang