Do tâm lý không ổn định, ảnh hưởng của các chất tiết từ khối u, tác dụng phụ của các phương pháp trị liệu, người bệnh ung thư khó có thể ăn uống một cách bình thường trong khi khối ung thư làm tăng nhu cầu năng lượng hàng ngày của họ. Người bệnh ung thư cần được nuôi dưỡng theo chế độ đặc biệt để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng suy mòn cơ thể, đủ sức chống đỡ với bệnh tật.
|
Bệnh nhân ung thư cần được ăn uống càng bình thường càng tốt. |
Hội chứng suy mòn biểu hiện bằng tình trạng giảm cân không cố ý, teo các bắp cơ, thiếu máu và thay đổi chuyển hóa của cơ thể. Bệnh nhân được đánh giá là có tình trạng suy dinh dưỡng khi mất trên 1kg mỗi tuần lễ hay khi trọng lượng giảm trên 10% so với trọng lượng trước khi bệnh.
Tình trạng suy mòn của bệnh nhân ung thư gây trở ngại cho quá trình điều trị vì cơ thể sẽ giảm dung nạp thuốc, chậm phục hồi các tổn thương và gia tǎng nguy cơ nhiễm trùng. Suy kiệt cũng là một yếu tố quan trọng làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tùy thuộc vào cơ quan bị ung thư, giai đoạn của bệnh, các phương pháp trị liệu và thể trạng từ trước khi bị bệnh của bệnh nhân mà lựa chọn cách nuôi dưỡng bệnh nhân phù hợp nhằm đạt được mục tiêu là cung cấp đủ dinh dưỡng và giúp bệnh nhân có một cuộc sống bình thường nhất.
Cho ǎn bằng đường miệng
Đây là cách nuôi dưỡng được khuyến khích nhất đối với tất cả các bệnh nhân còn khả nǎng nhai nuốt, ngay cả ở những bệnh nhân bị rối loạn vị giác hay khô miệng, chán ǎn.
Trong một số trường hợp bất khả kháng, bệnh nhân không thể ǎn được bình thường như trong các trường hợp ung thư ở vùng đầu mặt cổ, thực quản, bệnh nhân rối loạn nhai nuốt trầm trọng có nguy cơ hít sặc... có thể cho ǎn bằng các loại ống thông đặt trực tiếp vào ống tiêu hóa.
Nuôi ǎn hoàn toàn bằng các loại dịch truyền
Chỉ nên áp dụng phương pháp này một cách hạn chế hết mức cho những trường hợp đặc biệt. Trong đa số các trường hợp có thể kết hợp hai hay nhiều cách nuôi ǎn để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Lưu ý
Số bữa ǎn và cách chế biến thức ǎn cho bệnh nhân ung thư càng bình thường càng tốt. Trong đa số trường hợp bệnh nhân còn có thể ǎn bằng đường miệng, bệnh nhân vẫn có thể ǎn chung cùng với gia đình, ǎn các món ǎn ưa thích hàng ngày của mình. Số bữa ǎn trong ngày có thể thay đổi nhưng không nên dưới 4 bữa/ngày.
Với những bệnh nhân biếng ǎn nặng, hay buồn nôn và nôn ói, có thể cho ǎn thành nhiều bữa nhỏ cách nhau 2-3 giờ để tránh cảm giác đầy cǎng ở dạ dày, bằng bất kỳ loại thức ǎn ưa thích nào của bệnh nhân.
Các thức ǎn được ướp lạnh thường bệnh nhân dễ ǎn hơn thức ǎn nóng, có thể thêm gừng vào thức ǎn để tạo mùi vị dễ chịu, không gây buồn nôn.
Một số bệnh nhân có hiện tượng thay đổi khẩu vị, cần gia tǎng lượng muối, đường và các gia vị nêm vào thức ǎn để tạo khẩu vị tốt nhất cho bệnh nhân. Ngược lại, ở những bệnh nhân có tình trạng viêm loét ở miệng gây đau đớn, khô miệng do giảm tiết nhầy... lại cần tránh các thức ǎn có nhiều gia vị, các thức ǎn uống có vị chua như nước cam, chanh, canh chua..., tránh các thức uống có ga, thức ǎn uống nóng, các thức ǎn cứng cần nhai nhiều hay thức ǎn khô.
Nếu bệnh nhân có tình trạng khó nhai, khó nuốt, các thức ǎn cần được cắt nhỏ, bǎm nhuyễn, nấu mềm nhừ...
Thành phần thức ǎn cho bệnh nhân càng gần với chế độ ǎn bình thường càng tốt, và rất nên tận dụng tất cả các thức ǎn hợp khẩu vị với bệnh nhân hơn là chỉ lựa chọn thức ǎn có giá trị dinh dưỡng cao. Nguyên tắc chung của một số chế độ ǎn tốt cho bệnh nhân ung thư là ǎn đầy đủ chất bột đường và chất đạm, giảm chất béo và các gia vị không cần thiết, không ǎn các thực phẩm chế biến đóng gói bao bì công nghiệp, ǎn nhiều các thực phẩm chứa chất xơ như rau, trái cây, thực phẩm ngũ cốc còn chưa xay xát như gạo lứt, bánh mì đen, và chú ý gia tǎng lượng vitamin và các chất khoáng trong khẩu phần.
Trong trường hợp không thể cung cấp đủ nǎng lượng bằng các thức ǎn thông thường, nên sử dụng thêm các loại thực phẩm cao nǎng lượng sau các bữa ǎn chính hay dùng vào các bữa phụ.
Vitamin hỗ trợ người bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận tác dụng hỗ trợ tốt cho tình trạng sức khỏe bệnh nhân ung thư của một số vitamin và khoáng chất. Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng các mô giúp phục hồi nhanh các thương tổn, giúp cơ thể gia tǎng khả nǎng miễn nhiễm, ngǎn ngừa độc tính của các chất tiết từ khối u và quá trình điều trị như giảm tình trạng viêm da, giảm rụng tóc, giảm tình trạng viêm các gai lưỡi, và nhất là làm chậm thời gian di cǎn.
Các nghiên cứu cũng cho thấy vitamin A thực thụ (Retinol) thì có tác dụng tốt hơn hẳn so với tiền chất vitamin A (beta-caroten) và loại ung thư đáp ứng tốt nhất với việc sử dụng hàm lượng vitamin A cao trong điều trị là các trường hợp ung thư ở vùng đầu- mặt- cổ.
Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E. Kẽm và một số vitamin khác như vitamin D, K, B6, B12 và folate cũng được khuyến cáo gia tǎng trong khẩu phần của bệnh nhân như là những yếu tố hỗ trợ cho khả nǎng miễn nhiễm của cơ thể, giúp gia tǎng sức đề kháng đối với các tế bào ác tính, tǎng khả nǎng phục hồi các tổn thương, làm giảm tác dụng phụ của các phương pháp trị liệu ung thư và giúp làm chậm tình trạng di cǎn của các tế bào ung thư.
BS. Đào Thị Yến Phi, Sức khoẻ & Đời sống |