Đái dầm
05:35' 02/01/2003 (GMT+7)

Đái dầm là hiện tượng đi tiểu về ban đêm không kiểm soát được trong lúc ngủ ở những trẻ từ 4 tuổi trở lên, nguyên nhân thường là các rối loạn về tâm lý, nhưng đôi khi có thể là có các bất thường về đường tiết niệu.

Đái dầm là hiện tượng bình thường đối với trẻ dưới 2 tuổi; có thể gặp ở khoảng 20% trẻ em 5 tuỏi, 10% trẻ em 6 tuổi, chỉ 1-3% những người vị thành niên và rất hiếm gặp ở người trưởng thành. Như vậy có nhiều trẻ tự hết đái dầm. Chỉ có 2-3 trẻ em có các nguyên nhân gây đái dầm thực thể.

Nếu đái dầm kéo dài đến tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành thì thường có thể là do bệnh lý. Những đối tượng này và những trẻ em không tự chủ được việc đi tiểu đêm, có dòng nước tiểu yếu hoặc đồ lót luôn ẩm ướt phải được thăm khám và tìm hiểu kỹ càng tiền sử gia đình, và tùy theo hoàn cảnh xuất hiện đái dầm mà phải xét nghiệm nước tiểu và cấy nước tiểu.

Đái dầm có thể là nguyên phát hoặc thứ phát sau các chấn động về tâm lý, nhiễm khuẩn tiết niệu, tổn thương đuôi tủy sống, động kinh, ngừng thở khi ngủ và dị dạng đường tiết niệu.

Điều trị đái dầm bắt đầu các bài tập cho bàng quang và giáo dục hành vi. Khi có đái dầm thứ phát cần tìm các nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ. Ngoài ra, còn có thể điều trị triệu chứng bằng thuốc.

(Theo Bác sĩ gia đình)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi